Tin tức mới
2. Theo quy định của pháp luật thì di chúc miệng chỉ hợp pháp nếu người có di sản thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt hai người làm chứng, sau đó hai người làm chứng đến cơ quan có thẩm quyền để chứng thực nội dung (cuối cùng vẫn là văn bản có chứng thực). Di chúc miệng chỉ có giá trị nếu tuân thủ các thủ tục trên và người có di sản chết trong thời hạn 03 tháng kể từ khi di chúc được lập. Do vậy, di chúc miệng mà ông bà bạn công bố nếu không được ghi chép lại và chứng thực thì sẽ không có hiệu lực;
3. Nay đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản mà ông bà bạn để lại nên nhà đất đó chỉ có thể được cấp GCN QSD đất cho các con nêu các con, cháu cùng đồng ý thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nếu không thực hiện được thủ tục khai nhận di sản thừa kế (các con của ông bà và vợ con của những người cô, chú đã chết đều phải ký văn bản hoặc ủy quyền cho người khác ký văn bản) thì ai đang sử dụng nhà đất được tiếp tục sử dụng và không được cấp GCN. Nếu có tranh chấp thừa kế thì Tòa án cũng không thụ lý.
4. Nếu có người sống chung như vợ chồng trước ngày 01/03/1987 thì đương nhiên được công nhận là hôn nhân hợp pháp mà không cần phải đăng ký kết hôn. Bạn có thể xem các quy định tại mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH 10 ngày 09/6/2000 của Quốc Hội và Thông tư số 01/2001/TT-BTP hướng dẫn nghị quyết số 35 để biết thêm chi tiết.
"a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết."
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Theo Điều 126 Luật Nhà ở năm 2005 và Điều 121 Luật Đất đai năm 2003, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc một trong các đối tượng nói trên đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ 3 tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
1. Di chúc là gì ? Tại phải thuê luật sư để soạn thảo, xác lập di chúc ?
Theo quy định tại điều 609 của bộ luật dân sự mới nhất năm 2015 thì: "Cá nhân có quyền lập di chúc dể định đoạt tài sản của mình". Quyền định đoạt tài sản của các nhân được thế hiện thông qua di chúc. Một di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định của luật này thì di chúc có thể được xác lập bằng văn bản (Điều 628, luật dân sự năm 2015) hoặc di chúc miệng (Điều 629, luật dân sự năm 2015).
Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện ?
Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Chúng tôi là công ty TNHH Một thành viên ở TP Nha Trang do nhu cầu công việc nay muốn mở thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại TP HCM
Vậy tôi xin hỏi : Tôi nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện? Bởi theo chủ định của tôi thì tôi chỉ muốn thành lập một địa chỉ hợp pháp cho một người đại diện để tiện giao dịch với các đối tác tại HCM. Mọi hoạt động như kê khai thuế, phát hành hoá đơn tôi vẫn kê khai và báo cáo ở TP Nha Trang.
Nếu thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện như vậy ở HCM thì hoạt động của công ty chúng tôi sẽ do cục thuế TP nào quản lý?
Hưởng thừa kế của người đang ở nược ngoài ngày nay rất phổ biến, các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Tài sản thừa kế ở nước ngoài
Tư vấn về thủ tục gộp thửa đất xin cấp sổ đỏ
Luật sư cho tôi hỏi quy định về những người được hưởng thừa kế như sau: Hiện giấy sở hữu căn hộ của gia đình tôi đứng tên cả bố và mẹ tôi. Nhưng bố tôi qua đời đột ngột cách đây đã gần 11 năm mà không có di chúc để lại. Bố tôi và mẹ tôi chỉ có duy nhất một người con là tôi. Nhưng bố tôi và vợ trước có 3 người con trai (2 người đã mất), bố tôi và vợ trước đã ly dị rồi mới lấy vợ 2 (mẹ tôi).
Các anh đều đã ra ở riêng từ trước khi tôi sinh ra và không hề liên quan gì tới kinh tế của gia đình tôi nữa. Giờ mẹ tôi đã già yếu nên tôi muốn thay đổi giấy sở hữu căn nhà nơi tôi và mẹ tôi đang ở sang tên mẹ tôi để mẹ tôi làm giấy di chúc để lại cho tôi. Tôi xin hỏi Quý luật sư là như vậy là có hợp pháp hay không? Và thủ tục tiếnn hành cần có những giấy tờ gì và liên hệ tiến hành ở đâu? Trân trọng cảm ơn Quý luật sư giải đáp thắc mắc trên của tôi.