Tin tức mới

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

VPLS GIA ĐÌNH chúng tôi gửi đến Quý Khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc thành đạt. Chúng tôi cung cấp các lĩnh vực tư vấn pháp luật như sau: • Thành lập Doanh nghiệp tại Bắc Ninh. • Tư vấn các thủ tục ly hôn. • Tư vấn các thủ tục liên quan đến đất đai. • Tố tụng hình sự. • Tranh chấp dân sự • Tư vấn thuế, kê khai thuế, làm báo cáo tài chính. • Tư vấn đầu tư nước ngoài, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Bắc Ninh.

ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CÓ LỢI CHO NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ

HÀ THÁI THƠ - HUỲNH XUÂN TÌNH - Để đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật thì việc hiểu và vận dụng đúng các quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành khi xét xử đối với các trường hợp có lợi theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 là thực sự có ý nghĩa.

Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015 dự kiến có hiệu lực vào ngày 01/7/2016. Để thi hành Bộ luật này, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 trong đó hướng dẫn áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội theo quy định của BLHS 2015. Tuy nhiên, quá trình chờ BLHS 2015 có hiệu lực thi hành đã phát sinh nhiều sai sót nên ngày 29/6/2016 Quốc hội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 (có hiệu lực thi hành ngày 30/6/2016) để lùi hiệu lực thi hành BLHS 2015; song song đó tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015. Ngoài ra Nghị quyết số 144/2016/QH13 còn nhấn mạnh trong thời gian sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 thì những quy định có lợi của Bộ luật này so với BLHS 1999 sẽ tiếp tục được áp dụng đến khi có quy định mới. Để thống nhất áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội được quy định tại khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 trong quá trình xét xử các vụ án hình sự, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 (được thông qua ngày 16/6/2016 và có hiệu lực ngày 01/8/2016).

Áp dụng hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản

Áp dụng hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản
Anh trai cháu đã bị 3 tiền án về tội ăn cắp tài sản. Tháng 2/2012 anh cháu được tha về do giảm án. Nhưng đến tháng 04/2012 lại tiếp tục phạm tội trộm cắp tài sản người dân, không gây thương tích, không chống người thi hành công vụ. Vậy anh cháu có thể bị tù bao nhiêu năm nữa?

Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây gọi chung là Bộ luật Hình sự) quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014 thì người nước ngoài được sở hữu nhà ở, được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người nước ngoài này phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Người nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt nam theo quy định tại khoản 1 Điều 159, khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014, bao gồm: cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam (theo quy định của Luật nhà ở và các văn bản pháp luật có liên quan) và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

  • Người nước ngoài này phải đáp ứng điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo diện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật có liên quan.

Nếu không được sở hữu nhà ở theo diện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt nam khi họ được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Trường hợp này, khi người nước ngoài xác định họ thuộc đối tượng và điều kiện để sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì họ phải cung cấp các giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, cụ thể:

– Hộ chiếu còn giá trị sử dụng, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh ở Việt Nam.

– Chứng cứ chứng minh người nước ngoài này không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, quyền miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Đất đai là tài sản có giá trị rất lớn và nó nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người. Đất đai ở các khu vực thành phố lớn tại Việt Nam nó là cả gia tài của mỗi người, giá trị đất đai hiện tại ở tất cả các vùng miền của Việt Nam hiện nay đang có giá trị rất cao. Nó được ví là tấc đất tấc vàng, Chính vì vậy mà chuyện tranh chấp về đất đai giữa anh em bạn bè, hàng xóm sảy ra ở khắp mọi nơi khắp mọi miền Việt Nam. Nhưng sự hiểu biết về những quy định của pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế, Nhất là trong các trường hợp tranh chấp đất đai sảy ra thì không có cách nào khác là người dân phải tìm đến một Văn phòng luật sư tư vấn luật đất đai tại Hà Nội để tìm cách tháo gỡ những rắc rối trong việc tranh chấp đó.
Cho nhân viên nghỉ việc do dịch Corona đúng Luật là thắc mắc của nhiều đơn vị doanh nghiệp trong tình hình hiện tại. Dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Cho nhân viên nghỉ việc là một biện pháp nhằm giảm chi phí, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn này. Thông qua bài viết này Luật Sư Gia Đình chia sẽ quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề trên.
 

Trình tự, thủ tục ly hôn được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

  • Đối với đơn phương ly hôn thì theo thủ tục yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp. Thời gian giải quyết từ 4 - 6 tháng (tại cấp sơ thẩm). Bản án không có hiệu lực ngay mà đương sự vẫn có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày lên cấp phúc thẩm, thời gian giải quyết từ 4 - 6 tháng;
  • Đối với thuận tình ly hôn thì theo thủ tục yêu cầu Toà án công nhận thuận tình ly hôn: Khoảng 01 tháng. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành. Không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Tranh chấp lao động là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012, tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Không đơn giản như các mối quan hệ khác, tranh chấp trong quan hệ lao động bao gồm tranh chấp cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Tranh chấp cá nhân: Bất cứ quyền lợi và nghĩa vụ nào trong suốt quá trình làm việc đều có thể xảy ra tranh chấp như điều kiện, địa điểm làm việc, tiền lương, bảo hộ lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ…

Tranh chấp tập thể: Bao gồm tranh chấp tập thể về quyền và tranh chấp tập thể về lợi ích.Trong đó:

Tranh chấp tập thể về quyền là tranh chấp phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau về quy định pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

Tranh chấp tập thể về lợi ích là tranh chấp phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng.

(1) Đối với con dưới 36 tháng tuổi:

Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con).

Tuy nhiên, trong trường hợp người cha chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

(2) Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên:

- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

- Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

+ Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);

+ Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:

- Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:

+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ;

Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).

+ Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.

+ Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

- Người giám hộ được cử, chỉ định:

+ Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

+ Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Lưu ý: cử, chỉ định người giám hộ cho con từ đủ 06 (sáu) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần”. Như vậy cổ đông sáng lập chỉ bao gồm các cổ đông tham gia góp cổ phần khi thành lập công ty, các cổ đông nhận chuyển nhượng của cổ đông sáng lập không được coi là cổ đông sáng lập dù việc nhận chuyển nhượng được thực hiện trong 03 năm đầu tiên.

Như vậy, những cổ đông sau thời điểm thành lập công ty mới tham gia cổ phần thì không được coi là cổ đông sáng lập nên không có tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần được cổng thông tin điện tử quốc gia ghi nhận.

Quy định về thủ chuyển nhượng cổ phần