TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

trình tự hoà giải tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và Hoà giải viên lao động

1) Trình tự hoà giải tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và Hoà giải viên lao động:

a) Thẩm quyền hoà giải tranh chấp lao động cá nhân:

– Hội đồng hoà giải lao động cơ sở có nhiệm vụ hoà giải tất cả các vụ tranh chấp lao động cá nhân xảy ra tại doanh nghiệp theo đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp.

- Hoà giải viên lao động có nhiệm vụ hoà giải đối với các vụ tranh chấp lao động cá nhân sau đây, khi các đương sự có yêu cầu:

+ Tranh chấp lao động cá nhân tại các doanh nghiệp chưa có Hội đồng hoà giải;

+ Tranh chấp việc thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề;

+ Các tranh chấp: Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; Về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật Lao động; Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Trình tự hoà giải:

- Khi người lao động và người sử dụng lao động có tranh chấp với nhau, mỗi bên có thể làm đơn yêu cầu hoà giải (Mẫu số 6 Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/1/0/2007) gửi tới Hội đồng hoà giải lao động cơ sở của doanh nghiệp hoặc Hoà giải viên lao động cấp huyện (đối với doanh nghiệp chưa có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc những việc tranh chấp thuộc thẩm quyền của Hoà giải viên lao động).

- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ hai bên tranh chấp, những người có liên quan, những người làm chứng, thu thập tài liệu, chứng cứ, yêu cầu hai bên tranh chấp cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan tới vụ việc phải hoà giải.

- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở phải tổ chức cuộc họp để thảo luận dự kiến phương án hoà giải. Phương án hoà giải phải được các thành viên của Hội đồng nhất trí.

– Hội động hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động phải tiến hành hoà giải chậm nhất 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải.

– Phiên họp hoà giải vụ tranh chấp lao động được tiến hành khi có mặt ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ. Việc triệu tập các bên tranh chấp phải bằng văn bản.

– Tại phiên họp hoà giải, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên phải kiểm tra sự có mặt của hai bên tranh chấp lao động, những người được mời. Trường hợp hai bên tranh chấp lao động uỷ quyền cho người khác làm đại diện thì phải kiểm tra giấy uỷ quyền. Nếu một trong hai bên tranh chấp vắng mặt hoặc cử người đại diện mà không có giấy uỷ quyền thi hoãn phiên họp hoà giải sang ngày làm việc tiếp theo và hướng dẫn cho hai bên thực hiện đúng theo thủ tục quy định.

– Khi hai bên tranh chấp hoặc đại diện của họ có mặt đầy đủ tại phiên họp, thì Hội đồng hoà giải tiến hành hoà giải theo trình tự sau:

            + Tuyên bố lý do của phiên họp hoà giải và giới thiệu thành phần tham dự phiên họp;

            + Đọc đơn của nguyên đơn;

            + Bên nguyên đơn trình bày;

            + Bên bị đơn trình bày;

            + Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên chất vấn các bên, nêu các chứng cứ và yêu cầu nhân chứng (nếu có) phát biểu;

            + Người bào chữa của một hoặc hai bên tranh chấp (nếu có) phát biểu.

– Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên căn cứ vào pháp luật lao động, các tài liệu, chứng cứ, ý kiến của các bên tranh chấp, phân tích đánh giá vụ việc, nêu những điểm đúng sai của hai bên để hai bên tự hoà giải với nhau hoặc đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét, thương lượng và chấp thuận.

            + Trường hợp bên nguyên đơn chấp thuận rút yêu cầu hoặc hai bên tự hoà giải được hoặc chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành (Mẫu số 7 Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007), có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

            + Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên lập biên bản hoà giải không thành trong đó ghi rõ ý kiến của hai bên; biên bản phải có chữ ký của hai bên, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.

            + Trường hợp khi một bên đã được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên lập biên bản hoà giải không thành, trong đó ghi rõ ý kiến của bên có mặt; biên bản phải có chữ ký của bên có mặt, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.

2) Trình tự giải quyết tại Toà án nhân dân:

a) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Toà án:

– Toà án nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân sau đây, khi có yêu cầu của đương sự:

+ Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+ Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật Lao động;

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Tất cả các tranh chấp lao động còn lại mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhân được yêu cầu của đương sự.

- Toà án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ giải quyết tất cả các tranh chấp lao động cá nhân trên khi có đương sự là người nước ngoài.

b) Trình tự giải quyết: 

Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.    

Mẫu hợp đồng lao động

 

Công ty ………..

Số .…/….


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

 

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

- Căn cứ Bộ luật Lao động 2019;

Hôm nay, ngày... tháng... năm 2021, tại Công ty ………………, chúng tôi gồm:

Bên A : Người sử dụng lao động

Công ty: .....................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................

Điện thoại:

Đại diện: ……..................... Chức vụ: ………….................... Quốc tịch: Việt Nam

Bên B : Người lao động

ÔNG / BÀ :

 

Quốc tịch:

Ngày sinh:

 

Tại :

Nghề nghiệp :

 

Giới tính:

Điạ chỉ thường trú :

 

Điạ chỉ cư trú

 

Số CMND/CCCD :

 

Cấp ngày:

Tại :

Cùng thoả thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Công việc, địa điểm làm việc và thời hạn của Hợp đồng

Loại hợp đồng :

… tháng  – Ký lần thứ …

Từ ngày :

 

Đến ngày :

 

- Địa điểm làm việc: ……………………………………………………

- Bộ phận công tác:

+ Phòng ………………..………………………………

+ Chức danh chuyên môn (vị trí công tác): …………………….…………

- Nhiệm vụ công việc như sau:

+ Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

+ Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Người sử dụng lao động để phát huy tối đa hiệu quả công việc.

+ Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu kinh doanh của Người sử dụng lao động và theo quyết định của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

Điều 2: Lương, phụ cấp, các khoản bổ sung khác

Lương căn bản:                           

….. đồng/tháng              

Phụ cấp:

…..đồng/tháng

Các khoản bổ sung khác: tùy quy định cụ thể của Công ty

- Hình thức trả lương: Tiền mặt hoặc chuyển khoản.

- Thời hạn trả lương: Được trả lương vào ngày … của tháng.

- Chế độ nâng bậc, nâng lương: Người lao động được xét nâng bậc, nâng lương theo kết quả làm việc và theo quy định của Người sử dụng lao động.

Điều 3: Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, BHXH, BHYT, BHTN

- Thời giờ làm việc: … giờ/ngày, … giờ/tuần, Nghỉ hàng tuần: ngày Chủ nhật.

- Từ ngày Thứ 2 đến ngày Thứ 7 hàng tuầnS:

+ Buổi sáng : 8h00 - 12h00.

+ Buổi chiều: 13h00 - 17h00.

- Chế độ nghỉ ngơi các ngày lễ, tết, phép năm:           

+ Người lao động được nghỉ lễ, tết theo luật định; các ngày nghỉ lễ nếu trùng với ngày Chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù vào ngày trước hoặc ngày kế tiếp tùy theo tình hình cụ thể mà Ban lãnh đạo Công ty sẽ chỉ đạo trực tiếp.

+ Người lao động đã ký HĐLĐ chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (01 ngày phép/01 tháng, 12 ngày phép/01 năm); trường hợp có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

- Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.

- Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: Theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Đào tạo, bồi dưỡng, các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của người lao động

- Đào tạo, bồi dưỡng: Người lao động được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện tại nơi làm việc hoặc được gửi đi đào tạo theo quy định của Công ty và yêu cầu công việc.

- Khen thưởng: Người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của Công ty.

- Các khoản thỏa thuận khác gồm: tiền cơm trưa, thưởng mặc định, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, nhà ở, trang phục…, theo quy định của Công ty.

- Nghĩa vụ liên quan của người lao động:

+ Tuân thủ hợp đồng lao động.

+ Thực hiện công việc với sự tận tâm, tận lực và mẫn cán, đảm bảo hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành (bằng văn bản hoặc bằng miệng) của Ban Giám đốc (và các cá nhân được Ban Giám đốc bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).

+ Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.

+ Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa Công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

+ Trong trường hợp được cử đi đào tạo thì nhân viên phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, phải cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho Công ty sau khi kết thúc khoá học và được hưởng nguyên lương, các quyền lợi khác được  hưởng như người đi làm.

Nếu sau khi kết thúc khóa đào tạo mà nhân viên không tiếp tục hợp tác với Công ty thì nhân viên phải hoàn trả lại 100% phí đào tạo và các khoản chế độ đã được nhận trong thời gian đào tạo..

+ Bồi thường vi phạm vật chất: Theo quy định nội bộ cuả Công ty và quy định cuả pháp luật hiện hành;

+ Có trách nhiệm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu các rủi ro. Khuyến khích các đóng góp này được thực hiện bằng văn bản.

+ Thuế TNCN, nếu có: do người lao động đóng. Công ty sẽ tạm khấu trừ trước khi chi trả cho người lao động theo quy định.

Điều 5: Nghĩa vụ và quyền lợi của Người sử dụng lao động

1.  Nghĩa vụ :

- Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong HĐLĐ để Người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho Người lao động theo HĐLĐ đã ký.

- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có);

2. Quyền lợi:

- Điều hành Người lao động hoàn thành công việc theo HĐLĐ (bố trí, điều chuyển công việc cho Người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).

- Có quyền chuyển tạm thời lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt HĐLĐ và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành và theo nội quy của Công ty trong thời gian HĐLĐ còn giá trị.

- Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu Người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của HĐLĐ.

Điều 6: Những thỏa thuận khác

………………………………………………............................................................................

………………………………………………............................................................................

………………………………………………..

Điều 7: Điều khoản thi hành

- Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định cuả thỏa ước tập thể, trường hợp chưa có thỏa ước thì áp dụng quy định của pháp luật lao động.

- Hợp đồng này được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 1 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.

- Khi ký kết các phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục cũng có giá trị như các nội dung cuả bản hợp đồng này.

 

                      NGƯỜI LAO ĐỘNG                               NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

                         (Ký, ghi rõ họ tên)                                          (Ký, ghi rõ họ tên

 

Hình ảnh văn phòng bào chữa