Yêu cầu luật sư bào chữa cho người bị buộc tội

Có luật sư bào chữa là một trong những quyền cơ bản của bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (người bị buộc tội). Một trong những điểm khác biệt lớn của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 so với bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là thời điểm người bào chữa được tham gia tố tụng. Đối với bộ luật tố tụng hình sự 2015, thì thời điểm người bào chữa (luật sư bào chữa) được tham gia tố tụng kể từ thời điểm một người bị tố giác, thay vì trước đây (theo Bộ luật tố tụng hình sự 2003) là thời điểm khởi tố bị can hoặc từ thời điểm có quyết định tạm giữ.

Theo quy định tại điều 83 Bộ luật hình sự thì ngay tại giai đoạn giải quyết tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố (giai đoạn đầu tiên của một vụ án hình sự), Luật sư bào chữa có quyền:

“a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

Việc có Luật sư bào chữa tham gia ngay từ đầu của hoạt động tố tụng trước hết tạo cho người bị buộc tội tâm lý an tâm, bình tĩnh trong quá trình làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, nắm bắt vụ việc từ đầu để có căn cứ thu thập chứng cứ, tài liệu bảo vệ quyền, lợi ích cho thân chủ. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng này, vì vậy, việc luật sư tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn đầu tiên đã được Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Thông tư số 46/2019/TT-BCA  quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể như sau:

Đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam (căn cứ điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự; Khoản 1 điều 3 Thông tư số 46/2019/TT-BCA):

  1. Trường hợp có người bị buộc tội có yêu cầu Luật sư bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ với người bị bắt, bị tạm giữ hoặc 24 giờ với trường hợp đang bị tạm giam Cơ quan tiếp nhận phải gửi đơn yêu cầu cho Luật sư (trong trường hợp đơn chỉ đích danh Luật sư) hoặc người thân thích (trường hợp không yêu cầu đích danh Luật sư);

  2. Trường hợp không yêu cầu luật sư bào chữa, thì trong thời hạn 12 giờ sau khi lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc 24 giờ kể từ khi hỏi cung bị can lần đầu, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã lấy lời khai, hỏi cung có trách nhiệm thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp:

  1. Trường hợp khẩn cấp có đơn yêu cầu Luật sư bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu Luật sư bào chữa, cơ quan nhận đơn của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp có trách nhiệm chuyển đơn này cho Luật sư bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không nêu đích danh Luật bào chữa thì cơ quan nhận đơn phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ Luật sư bào chữa.

  2. Trường hợp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không yêu cầu người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi lập xong biên bản giao nhận Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thông báo cho người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Các quy định trên đây có thể bị hạn chế theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Đối với các trường hợp người bị buộc tội (người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo) thuộc những trường hợp dưới đây mà bản thân họ hoặc người thân thích không yêu cầu Luật sư bào chữa thì Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chỉ định Luật sư bào chữa gồm:

  1. Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

  2. Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

  3. LS TRẦN MINH HÙNG

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Vụ đốt nhà 10 người ở TPHCM, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

 


Hình ảnh văn phòng bào chữa