Luật sư giỏi về tố tụng, tranh tụng tại tòa án

1. Tư vấn pháp luật

Luật pháp là một sản phẩm của sự phát triển xã hội, là công cụ để quản lý Nhà nước hữu hiệu, xây dựng nên một xã hội công bằng, có trật tự, có kỷ cương. Pháp luật đảm bảo cho mỗi con người đều có quyền ngang nhau trong xã hội dù họ giàu có hay có địa vị xã hội nhưng trước pháp luật, mỗi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Pháp luật cũng định hướng cho con người cách ứng xử, làm việc sao cho phù hợp với những chuẩn mực của xã hội. Khi bạn hiểu rõ được những quy định của pháp luật, bạn sẽ dễ dàng định hướng được hành vi của mình sao cho phù hợp nhất và đảm bảo được quyền lợi của mình nhất. Nhưng để tiếp cận được với pháp luật, để nắm rõ được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình không phải là chuyện đơn giản.

Hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam rất nhiều, trong nhiều lĩnh vực khác nhau và ngôn ngữ diễn đạt của luật pháp cũng rất là khô khan và khó hiểu. Cùng với đó là các thủ tục hành chính nhiều giai đoạn, chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước và sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật nên để người dân tiếp cận được toàn bộ rất khó. Rất nhiều trường hợp vì không biết được pháp luật quy định như thế nào nên dẫn đến quyền và lợi ích của mình không được đảm bảo. Ngày nay, khi học thức con người ngày càng được nâng cao thì những nhu cầu về việc được bảo vệ quyền và lợi ích của họ cũng ngày càng lớn và việc được đòi hỏi sự công bằng trong cuộc sống là nhu cầu thiết yếu. Pháp luật được tạo ra để đảm bảo trật tự và sự công bằng cho xã hội nên hãy tận dụng pháp luật để bảo vệ mình một cách triệt để.

Vì thế, đội ngũ luật sư - những người nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật, nắm rõ những quy định của pháp luật được hình thành để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân khi quyền và tài sản của họ bị xâm hại. Luật sư tư vấn là những người đã có quá trình học tập lâu dài trong các trường Đại học về pháp luật và các khóa học chuyên sâu của Học viên Tư pháp mới có thể trở thành một luật sư. Họ đã có quá trình học tập và nghiên cứu, thực hành trải nghiệm ít nhất 06 năm để trở thành một luật sư nên họ nắm rõ những điểm mấu chốt của pháp luật, quy định của pháp luật đối với từng vụ việc cụ thể, những tình huống thường gặp và cách xử lý những vụ việc đó. Pháp luật khác với những kiến thức thông thường khác ở chỗ không phải ai đọc vào cũng hiểu mà phải qua quá trình rèn dũa, vận dụng thực tế, tiếp cận vấn đề mới có thể hiểu sâu sắc và giải quyết vấn đề có liên quan một cách triệt để. Vì thế, nếu như quyền và lợi ích của bạn bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại hoặc muốn đảm bảo quyền lợi của mình lâu dài, hãy liên hệ một luật sư tư vấn để tìm ra giải pháp tối ưu nhất có bạn để tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức nhất.

 

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật:

  • Nhờ luật sư tư vấn pháp luật hiểu rõ và bảo vệ tài sản và quyền tài sản liên quan đến các nhân, gia đình, tổ chức;
  • Nhờ luật sư tư vấn pháp luật hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch;
  • Nhờ luật sư tư vấn pháp luật biết rõ giải pháp tối ưu và cách thức giải quyết nhanh chóng cho vấn đề pháp lý đang cần.

2. Các Lĩnh Vực Pháp Luật Mà Văn Phòng Luật Sư Quận Bình Tân Tư Vấn

  • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
  • Tư vấn luật đất đai
  • Tư vấn luật thừa kế
  • Tư vấn luật dân sự - tư vấn luật hợp đồng
  • Tư vấn luật doanh nghiệp – luật thương mại
  • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn luật hình sự

3. Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật

Luật pháp thay đổi từng ngày, theo sự phát triển của tình hình kinh tế xã hội. Các thủ tục hành chính Nhà nước cũng có sự thay đổi để tinh giảm bớt thủ tục và tạo nên sự thuận tiện nhất để người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng khiến cho tổ chức, cá nhân chưa thích nghi kịp và gặp nhiều khó khăn khi pháp luật thay đổi. Để giúp đỡ một cách tốt nhất cho khách hàng, Văn phòng luật sư Bình Tân có các nhóm pháp lý chuyên sâu về từng lĩnh vực để tư vấn, giải thích cho khách hàng hiểu một cách rõ ràng và chính xác nhất về vấn đề của mình. Các nhóm pháp lý chuyên sâu sẽ cập nhất hàng ngày sự thay đổi của pháp luật về lĩnh vực của họ và giải thích cặn kẽ cho khách hàng về những thay đổi của luật pháp theo như yêu cầu của khách hàng và đưa ra cho khách hàng giải pháp tốt nhất để đạt được mục đích của họ.

Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi trong từng lĩnh vực luật, Văn phòng luật sư Bình Tân cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi thực hiện thủ tục pháp lý nhanh chóng cũng như bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý khách

B. LUẬT SƯ THAM GIA TỐ TỤNG

Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, đảm bảo sự công bằng, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, bị hại, giúp giải quyết vụ án một cách khách quan và tuân thủ theo đúng của quy định của pháp luật.

Luật sư với vai trò đại diện cho bị can, bị cáo, quyền bào chữa, quyền gỡ tội, thay mặt cho bị can, bị cáo đưa ra những lý lẽ, chứng cứ để gỡ tội hoặc các chứng cứ chứng minh cho những yếu tố làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đồng thời khi tham gia tố tụng, luật sư còn cung cấp bổ sung chứng cứ cho cơ quan tiến hành tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có nhiều bước tiến bộ, khẳng định vai trò quan trọng của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng nói riêng, điển hình như các quy định về quyền của luật sư trong việc tham gia tố tụng như: có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì có quyền hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, được gặp khi bị can, bị cáo, thu thập và xuất trình tài liệu, đồ vật, nghiên cứu hồ sơ vụ án... Tuy nhiên không phải lúc nào luật sư cũng được tạo điều kiện tốt nhất có thể để thực hiện được thực hiện các quyền của mình mà pháp luật. Trong các vụ án cụ thể thì Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ và bình đẳng trước Tòa án.

I. Luật Sư Tham Gia Tố Tụng Có Thể Can Thiệp Ở Giai Đoạn Nào ?

Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định hoặc được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Luật sư có thể tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của người bị buộc tội với vai trò là người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, cụ thể:

Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

II. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa khi tham gia hoạt động tố tụng hình sự

Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa có các quyền và nghĩa vụ như sau:

Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

1. Người bào chữa có quyền:

a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

2. Người bào chữa có nghĩa vụ:

a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;

b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;

d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;

e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cho luật sư một trong những quyền là được nghiên cứu hồ sơ vụ án, được đọc ghi chép và sao chụp những tài liệu có liên quan đến bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình. Trong hoạt động tố tụng, luật sư có chức năng gỡ tội cho bị can, bị cáo luôn đối lập với chức năng buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng về mặt ý nghĩa lại đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, công bằng, đúng pháp luật, tránh cách nhìn phiến diện một chiều từ phía cơ quan tiến hành tố tụng. Căn cứ vào những chứng cứ từ cơ quan tiến hành tố tụng, kết quả tranh tụng tại phiên tòa thì thẩm phán sẽ ra quyết định, bản án dựa trên những đánh giá khách quan và công bằng nhất theo những quy định của pháp luật.

Việc tham gia bảo vệ người bị buộc tội từ những giai đoạn đầu tiên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đảm bảo quyền lợi cho người bị buộc tội, tránh những oan sai, ép cung, và cũng tránh việc bị buộc tội không chính xác so với hành vi đã thực hiện do không hiểu biết sâu sắc pháp luật….

LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN TRÊN HTV


Hình ảnh văn phòng bào chữa