THẾ NÀO LÀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ

THẾ NÀO LÀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỚI NHẤT?chiếm đoạt
tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Quyền đối với tài sản của cá nhân, tổ chức là khách thể được luật hình sự bảo vệ. Theo đó, Bộ luật hình sự từ lâu đã ghi nhận các tội phạm xâm phạm đến quyền này và mức xử phạt tương ứng. Trong phạm vi hữu hạn của bài viết, Chúng tôi
sẽ đi vào phân tích về tội cướp giật tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự mới nhất – Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

1. Thế nào là tội cướp giật tài sản theo Bộ luật hình sự 2015?

Theo quy định tại Điều 171 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội cướp giật tài sản như sau:

“ Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

2. Bình luận về tội cướp giật tài sản theo Bộ luật hình sự 2015

Thế nào là tội cướp giật tài sản

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này thể hiện qua dấu hiệu sau:

– Có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Được hiểu là người phạm tội không cần che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà thực hiện trước mặt mọi người một cách táo bạo bất ngờ và dứt khoát trong một thời gian rất ngắn.

– Để thực hiện được hành vi này người phạm tội không sử dụng vũ lực (tuy một số trường hợp có sử dụng sức mạnh như đạp, xô cho bị hại té để cướp), cũng không đe dọa sử dụng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của người bị hại như trong tội cướp tài sản mà chỉ dựa vào sự nhanh nhẹn của bản thân và sự sơ hở của người bị hại, hay trường hợp người bị hại không đủ khả năng bảo vệ tài sản (chẳng hạn như trẻ em, người già, phụ nữ…) để giật lấy tài sản của họ và tẩu thoát.

– Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt của tội phạm này là được thực hiện một cách bất ngờ và nhanh chóng (trong một khoản thời gian rất ngắn, thường chỉ trong một vài giây là đã thực hiện xong hành vi chiếm đoạt) làm cho người bị hại không kịp ứng phó. Đồng thời ngay sau khi đoạt được tài sản từ tay người bị hại, người phạm tội cũng nhanh chóng tẩu thoát nhằm tránh khỏi việc truy đuổi của người bị hại. Thông thường thì người phạm tội có sử dụng phương tiện để thực hiện tội phạm (như dùng xe phân khối lớn để cướp giật…)

Lưu ý:

+ Đối tượng của hành vi cướp giật tài sản (tương tự như đối tượng của tội cướp tài sản). Tuy nhiên thông thường là nữ trang, tiền và các giấy tờ có giá trị như tiền, là những vật nhẹ, gọn, dễ lấy và cất giấu một cách dễ dàng.

+ Nhiều trường hợp người phạm tội cũng sử dụng thủ đoạn tinh vi để tạo sơ hở mất cảnh giác của chủ sở hữu tài sản, người quản lý tài sản để thực hiện hành vi cướp giật.

Ví dụ: giả vờ hỏi mua điện thoại di động, khi được chủ tài sản đưa cho xem đã nhanh chóng tẩu thoát cầm theo chiếc điện thoại.

+ Trường hợp người bị hại giữ, giằng, giật lại tài sản khi bị cướp giật tài sản của mình, thì ngay lúc đó người có hành vi cướp giật sử dụng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng được tài sản đó. Trường hợp này là sự chuyển hoá tội phạm, từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản.

+ Tính chất công khai ở tội này cũng là công khai về hành vi đối với người bị hại, người phạm tội có thể giấu mặt, lợi dụng ban đêm khi thực hiện hành vi cướp giật. Việc giấu mặt đó không ảnh hưởng đến tính công khai của hành vi cướp giật.

+ Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã giật được tài sản. Nếu không cướp giật được tài sản mà không phải do tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội, thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Định lượng tài sản chiếm đoạt không phải là yếu tố định tội mà chỉ là yếu tố định khung hình phạt.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: về hình phạt.

Mức hình phạt đối với tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nếu ở mặt khách quan.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Có tính chất chuyên nghiệp (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

+ Dùng thủ đoạn nguy hiểm. Được hiểu là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản rất táo bạo, có thể gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của chủ sở hữu tài sản, hoặc người quản lý tài sản như cướp giật tài sản của người đang đi xe gắn máy trên đường phố rồi đạp người bị hại ngã để tẩu thoát.

+ Hành hung để tẩu thoát. Được hiểu là hành vi của người phạm tội dùng vũ lực (như đấm, đá, dùng gậy đánh…) chống trả lại việc đuổi bắt nhằm mục đích tẩu thoát khỏi sự truy đuổi của người bị hại hoặc những người khác.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

– Khung ba (khoản 3)

Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

– Khung bốn (khoản 4)

Có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

– Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng)

Tư vấn pháp luật về tội cướp giật tài sản nhanh chóng, hiệu quả, chính xác

Thực tế, khi có vụ việc với những dấu hiệu của Tội cướp giật tài sản xảy ra trên thực tế, Quý vị có thể là nạn nhân, người đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và thường có những thắc mắc như:

– Làm thế nào để xác định tội cướp giật tài sản?

– Phân biệt Tội cướp giật tài sản với các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu khác?

– Mức phạt cụ thể khi cướp giật tài sản như thế nào?

– Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và tăng nặng trách nhiệm hình sự khi phạm tội?

– Tố giác tội cướp giật tài sản như thế nào?

– Trình tự, thời gian xử lý người phạm tội cướp giật tài sản?

– Tài sản trong vụ việc cướp giật tài sản được xử lý như thế nào?

– Người bị cướp giật tài sản được bồi thường ra sao?…

Để trả lời cho những câu hỏi như trên đòi hỏi vững vàng về chuyên môn, kinh nghiệm và không phải ai cũng có những điều này. Do đó, một giải pháp đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao là nhờ đến sự hỗ trợ pháp lý của các đơn vị uy tín. Luật Hoàng Phi với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tận tâm, chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm và luôn cập nhật những văn bản mới nhất hiện đang triển khai Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557. Chúng tôi hỗ trợ các lĩnh vực pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự trong khoảng thời gian từ thứ 2 đến thứ 7 trong khung giờ từ 8h00 đến 17h00, giúp Quý khách hàng tiếp cận các quy định pháp luật hiện hành một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất.


Quý vị có thể tham khảo mục Hỏi đáp pháp luật Hình sự để được hỗ trợ các nội dung liên quan như:

Câu hỏi: Giả danh cảnh sát cướp giật tài sản thì bị xử lý thế nào? 

Kính gửnhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau:

Một buổi tối, trên đường đi làm về, chi tôi bị hai người mặc quần áo cảnh sát chặn đường yêu cầu xuất trình giấy chứng minh nhân dân. Khi chị tôi đang loay hoay tìm giấy chứng minh trong túi của mình thì một người nói: “Chị đưa túi cho chúng tôi kiểm tra”. Chị tôi vừa đưa túi cho thì ngay lập tức người này nhảy lên xe máy và được người kia chở chạy vụt đi. Chị tôi hét lên “Cướp, cướp, cướp…”. Đúng lúc đó, có một tổ tuần tra đi đến, họ đã kịp chặn xe của hai người này. Qua tìm hiểu chị tôi biết đó là hai kẻ giả danh cảnh sát. Hành vi của hai kẻ giả danh cảnh sát này sẽ bi pháp luật trừng trị như thế nào?

Trả lời:

Về câu hỏi Giả danh cảnh sát cướp giật tài sản thì bị xử lý thế nào? Luật sư tư vấn hình sự trả lời bạn như sau:

Căn cứ Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội cướp giật tài sản thì:

– Khoản 1: Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm với người cướp giật tài sản của người khác.

– Khoản 2: Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm với người phạm tội cướp giật tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, dựa theo các tình tiết cụ thể của vụ việc, người phạm tội cướp giật tài sản có thể bị phạt tù ở các mức từ 7 năm đến 15 năm (khoản 3 Điều 171), từ 12 năm đến 12 năm hoặc tù chung thân (khoản 4 Điều 171).

Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

“ Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Căn cứ vào các quy định trên, hai người giả danh Cảnh sát đã phạm tội cướp giật tài sản và tội giả mạo chức vụ, cấp bậc. Với tội cướp giật tài sản, họ có thể bị xử phạt tù từ ba năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân (khoản 2 và khoản 4 Điều 171). Với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, họ có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm (Điều 339).
Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN LUẬT TRÊN HTV, VTV, THVL1..

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
http://www.luatsuthanhpho.com

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN LUẬT TRÊN HTV, VTV, THVL1..
 

Hình ảnh văn phòng bào chữa