Luật Sư Tư Vấn Khởi Kiện Tranh Chấp Thừa Kế

Luật sư tư vấn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc

+   Tranh chấp liên quan đế  hình thức và nội dung của di chúc đã lập;

+   Tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;

+   Tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

+   Tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;

+   Tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;

+   Các tranh chấp liên quan đến vấn đề lập di chúc chung của vợ chồng;

+   Tranh chấp liên quan hiệu lực pháp luật của di chúc.

Các tranh chấp về thừa kế theo pháp luật

+   Tranh chấp đối với các trường hợp thừa kế theo pháp luật;

+   Tranh chấp liên quan đến xác định người thừa kế theo pháp luật;

+   Tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị;

+   Tranh chấp về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế;

+   Tranh chấp về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.

Quy trình thực hiện của luật sư tham gia tố tụng trong vụ việc tranh chấp liên quan đến Thừa kế được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp về thừa kế thực tế khi đương sự yêu cầu.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về thừa kế.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án.

 

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh chấp liên quan đến thừa kế.

 

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về thừa kế.
Trân trọng.

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”
Bên cạnh đó, tại Phần 1 Giải đáp 01/GĐ-TANDTC năm 2018 có quy định đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.
Do đó, với trường hợp của bạn, mẹ bạn mất năm 1977, bố bạn mất năm 1998 căn cứ theo quy định trên thì thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế vẫn còn. Do vậy, các đồng thừa kế trong trường hợp này vẫn có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế.
Thắc mắc của bạn về quyền thừa kế thế vị của 3 người con của bà chị đã chết, theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế thế vị thì: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Theo quy định của pháp luật thừa kế hiện hành, trường hợp bố mẹ chị mất không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp,... thì di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Khi đó 4 anh em chị sẽ được hưởng quyền thừa kế ngang nhau.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự cũng quy định “cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình” (Điều 631) nên bố và mẹ chị có thể lập di chúc để lại quyền sử dụng mảnh đất và nhà ở cho riêng một người.
Chị cũng cần chú ý là di chúc chung của bố mẹ chị phải được lập hợp pháp và chỉ có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm bố, mẹ chị cùng chết. Nếu bố và mẹ chị lập hai di chúc riêng rẽ, mỗi di chúc chỉ định đoạt 1/2 khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó thì mỗi di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm người để lại di chúc đó chết. Phần tài sản được định đoạt trong di chúc đó sẽ được chia cho người được hưởng di sản theo di chúc, phần còn lại vẫn do bố (hoặc mẹ) – người đang còn sống quản lý.

1. Khi nào cần lập thỏa thuận phân chia di sản?

Sau khi người để lại di sản qua đời và có thông báo về việc mở thừa kế hoặc công bố di chúc thì những người đồng thừa kế có thể họp mặt lại để thống nhất những việc như: cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền nghĩa vụ của những người này cũng như các thức phân chia di sản đó như thế nào.

Những thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và có chữ ký xác nhận của tất cả các đồng thừa kế. Đồng thời các bên có thể công chứng văn bản phân chia di sản này để đảm bảo giá trị pháp lý.

Để hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện việc lập văn bản thỏa thuận chia di sản, chúng ta cùng tham khảo hướng dẫn trình tự dưới đây.

1. Luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về Thừa kế, cụ thể:

Các tranh chấp về thừa kế theo di chúc

+ Tranh chấp liên quan đế hình thức và nội dung của di chúc đã lập;

+ Tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Tài sản mà họ để lại (di sản) có thể được chia theo pháp luật hoặc di chúc. Trường hợp có tranh chấp xảy ra những người có quyền về thừa kế cần tìm hiểu các vấn đề sau khi quyết định khởi kiện ra Tòa phân chia dia sản thừa kế:

1. Ai có quyền khởi kiện?

Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Quyền khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế

Pháp luật quy định người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ mình. Do vậy khi quyết định khởi kiện bạn cần biết cái đúng, cái sai để đưa ra phương thức phù hợp

Một là bạn cần biết những ai sẽ được hưởng thừa kế? Thứ tự ưu tiên như thế nào?

Người thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế khi người để lại di sản không để lại di chúc. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định 

Tư vấn về quyền thừa kế đất đai.

Luật sư tư vấn về Tranh chấp di sản thừa kế là Quyền sử dụng đất đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế đã mất 28 năm, thừa kế vị của hàng thừa kế thứ nhất. Nội dung tư vấn như sau:

Câu hỏi tư vấn: Chào Văn phòng Luật Sư gia đình Luật sư tư vấn giúp gia đình trường hợp này ạ. Cô Tám của tôi, có chồng và sống trên mảnh đất của chồng 30 năm nay,( trước lúc má chồng mất 2 vợ chồng cô tôi đã phụ dưỡng và chăm sóc bà, bà có 2 người con trai. Một người con lớn đã mất, người con thứ 2 là chồng cô tôi , bà có 2 mảnh đất, 1 mảnh bà đã cho người con lớn, mảnh thứ 2 là căn nhà bà ở, bà giao quyền lại cho vợ chồng cô tôi và chồng cô đã đứng tên sỡ hữu từ lúc bà mất tới giờ, bà mất cách đây 28 năm. Tháng 04/2019 vợ chồng cô tôi xây lại nhà tổ, thì con của người con lớn lại cản ngăn và giành đất, bảo vợ chồng cô tôi phải chia lại cho bọn chúng 1 phần, vì đây là đất của bà nội chúng  Xin luật sư tư vấn trong trường hợp này cô tôi phải làm sao cho đúng với luật, vì hơn 30 năm nay, chỉ 1 mình cô tôi phụng dưỡng bà (khi bà còn sống).

Trả lời câu hỏi tư vấn:  Chào bạn!  Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến VPLS GIA ĐÌNH. Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau: