Luật sư tư vấn pháp luật về Lao động

Đối với lĩnh vực pháp luật Lao động tư vấn các quy định liên quan đến lao động, hợp đồng lao động, tiền lương, giải quyết tranh chấp trong quan hệ lao động và các vấn đề khác liên quan như sau:

1. Phương thức tư vấn luật Lao động

- Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng, trụ sở Công ty, Tư vấn tại văn phòng trụ sở làm việc của cá nhân tổ chức đề nghị tư vấn;

- Tư vấn qua Tổng đài luật sư trực tuyến (Áp dụng trong trường hợp khách hàng không có thời gian bố trí đến tư vấn trực tiếp và cần tư vấn gấp nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian) Sau khi kết nối với luật sư quý khách sẽ được tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động quý khách đang vướng mắc.

- Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến hòm thư.

2. Nội dung luật sư tư vấn pháp luật về Lao động

- Tư vấn về hợp đồng lao động

+   Tư vấn về độ tuổi giao kết hợp đồng lao động; Tư vấn về các hình thức hợp đồng lao động;

+   Tư vấn về nội dung hợp đồng lao động;

+   Tư vấn về thử việc;

+   Tư vấn về bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

+   Tư vấn về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;

+   Tư vấn về chấm dứt gợp đồng lao động;

+   Tư vấn về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+   Tư vấn về bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

- Tư vấn về tiền lương

+   Tư vấn về hình thức trả lương;

+   Tư vấn về trả lương trong trường hợp ngừng việc;

+   Tư vấn về chế độ phụ cấp lương, thưởng, chế độ nâng lương cho người lao động;

+   Tư vấn về tạm ứng lương cho người lao động.

- Tư vấn quy định về kỷ luật lao động và bồi thường vật chất

+   Tư vấn về các hình thức kỷ luật lao động;

+   Tư vấn về thủ tục tiến hành kỷ luật lao động;

+   Tư vấn về Trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại;

 

Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến 

- Tư vấn về An toàn lao động, vệ sinh lao động

+   Tư vấn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+   Tư vấn về các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+   Tư vấn về trách nhiệm hỗ trợ và bồi thường cho người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+   Tư vấn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong lao động

+   Tư vấn giải quyết Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+   Tranh chấp bề bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

+   Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+   Tranh về bảo hiểm xã hội;

+   Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

-------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn pháp luật Lao động trực tuyến sau đây:

Câu hỏi - Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong thời gian nghỉ thai sản không?

Em chào luật sư! Em muốn hỏi về vấn đề như sau: Em đang là giáo viên công tác tại 1 trường THCS được 9 năm. Hiện tại trường em đang thiếu giáo viên dạy âm nhạc do em đang nghỉ chế độ thai sản được 5 tháng. Hiệu trưởng nhà trường muốn xin thêm 1 giáo viên âm nhạc về trường giảng dạy và khi em hết chế độ sẽ chuyển em đi công tác tại 1 trường tiểu học khác. Vậy em muốn hỏi em sẽ phải làm như thế nào và việc chuyển em đi trường khác là đúng hay sai? Em xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 7 Luật viên chức 2010 quy định về vị trí việc làm của viên chức như sau:

“Điều 7. Vị trí việc làm

1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.”.

Căn cứ quy định nêu trên thì vị trí việc làm của viên chức là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng. Việc phân công nhiệm vụ của viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức thực hiện trên cơ sở bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách với viên chức, đồng thời phải bảo đảm phù hợp với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý được bổ nhiệm và yêu cầu của vị trí việc làm.

Khoản 1 Điều 26 Luật viên chức 2010 quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc như sau:

“Điều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc

1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.

Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;

c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;

e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);

g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;

h) Chế độ tập sự (nếu có);

i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;

k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;

m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

…”.

Theo quy định nêu trên, trong hợp đồng làm việc giữa đơn vị và viên chức phải nêu rõ công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc của viên chức, hai bên có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong hợp đồng làm việc. Hợp đồng làm việc chính là cơ sở pháp lý ghi nhận quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, việc cơ quan điều chuyển chị sang công tác tại trường khác bản chất là đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với bạn.

Tại Điều 29 Luật viên chức 2010 quy định về việc ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG như sau:

Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:

a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;

b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;

c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

TRân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN LUẬT TRÊN HTV, VTV, THVL1, THQH…


LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN LUẬT TRÊN HTV, VTV, THVL1, THQH


Hình ảnh văn phòng bào chữa