Luật sư bào chữa xử lý cây trồng trên đất giáp ranh

1. Cây trồng trên đất giáp ranh thì xử lý như thế nào?
Câu hỏi:
Đất vườn nhà ông A và đất vườn nhà ông B giáp nhau một đoạn rào, và hàng rào này nằm trên đất vườn ông A từ rất lâu. Và trong đoạn rào này có một hàng Sưa Trắng đã trên 30 tuổi. ông B cho rằng cây sưa đổ lá sang nhà, nên ông B dùng lửa đốt chết 2 cây nhưng không hề trao đổi gì với nhà ông A. Vậy theo các luật gia, việc làm của ông B có đúng không? nếu ông B vi phạm luật thì phải xử lý theo điều khoản nào? Cảm ơn Luật Sư Gia Đình!
 
Luật sư Gia Đình trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản tại Điều 176 như sau:
 
Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản
1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.
3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, có thể hiểu hàng cây Sưa là một phần của hàng rào ngăn cách giữa 2 bất động sản của ông A và ông B, do ông A xây dựng trê phần đất của mình nên được cho là phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cây Sưa thuộc quyền sở hữu của ông A lại rụng lá làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nhà ông B, pháp luật Dân sự có quy định vấn đề này như sau:
Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Theo đó, trường hợp cây Sưa nhà ông A rụng lá gây thiệt hại cho ông B thì ông B có thể báo lại với ông A để bồi thường thiệt hại và tìm phương hướng giải quyết vấn đề.
Hành vi đốt cây của ông B có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm Hình sự theo các quy định dưới đây:
 
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 15 – Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
Căn cứ theo quy định tại Điều 178 – Bộ luật Hình sự 2015:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1.107 Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Như vậy, ông A có thể trình báo vụ việc đến cơ quan công an để xử lý với hành vi của ông B và yêu cầu bồi thường xứng đáng.
 
2. Trồng cây trên đất lấn chiếm có được bồi thường không?
Xin Luật sự tư vấn giúp em. Năm 2014 em có lấn 3ha đất rừng của Ban quản lý rừng để trồng keo, cán bộ Ban quản lý có nhắc nhở là vi phạm, đến nay tỉnh thu hồi đất của Ban quản lý rừng đó trong đó có diện tích keo của em. Cho em hỏi em có được hỗ trợ, đền bù cây keo em đã trồng trên đất đó không. Xin chân thành cảm ơn!
 
Luật Sư Gia Đình trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật đất đai 2013.
2. Luật sư tư vấn:
Khoản 1, Điều 88 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
“Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường”.
Tuy nhiên, ngoài điều kiện là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản thì chủ tài sản còn phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật đất đai thì mới được bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Tại Điều 92, Luật đất đai 2013 có liệt kê về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất như sau:
“1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.
2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng”.
Trong đó, điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 là các trường hợp:
"a, Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
b, Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất.
d, Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.
đ, Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm.
e, Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm.
……
i, Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng".
Theo thông tin mà bạn trình bày, diện tích keo mà bạn có được trồng trên đất của Ban quản lý rừng được Nhà nước giao quản lý và diện tích 3ha mà bạn đang sử dụng để trồng keo là do lấn chiếm. Do đó trong trường hợp này, vi phạm của bạn thuộc vào điểm đ, Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2014. Vì vậy khi tỉnh thu hồi đất của Ban quản lý rừng đó trong đó có diện tích keo của bạn thì bạn không được hỗ trợ, đền bù cho diện tích keo mà bạn đã trồng trên đất lấn chiếm đó.

 
 
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 
 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn!.

Hình ảnh văn phòng bào chữa