Luật sư chuyên bào chữa về hình sự

 Công tác chuẩn bị tài liệu:

* Tổng hợp các tài liệu đã thu thập được:

– Các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án:

 

Chú ý:
Điều kiện môi trường khách quan: Thời gian, không gian, tiếng ồn, ánh sáng (đèn, trăng…=> như vậy liệu có nghe rõ, nhìn rõ được không? Để phát hiện ra các mâu thuẫn, điều kiện xác nhận tin tức mâu thuẫn với thực tế khách quan để thông báo với toà rằng lời khai đó là không có cơ sở, không chấp nhận được.

 

– Mâu thuẫn giữa lời khai của người làm chứng với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án:

+ Lời khai của người bị hại: chọn những lời khai mà người bị hại dù ít nhưng có những điểm thừa nhận lời khai của bị cáo để toà phải tuyên nhận.

+ Xem những lời khai buộc tội của người bị hại, xem những điểm nào có mâu thuẫn với thực tế khách quan. (ví dụ: bị cáo đuổi sau lưng người bị hại nhưng lại đâm vào mặt trước của đùi => lời khai này mâu thuẫn với thực tế khách quan).

+ Lời khai của người bị hại mâu thuẫn với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.

Căn cứ lời khai để xem xét bị cáo có tội, hay không có tội, hoặc có những tình tiết giảm nhẹ nào? Không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hoặc có nhưng thuộc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. (ví dụ: buộc tội mua bán trái phép chất ma tuý, nhưng khi khám nhà lại không thu được bất cứ tang vật, chất ma tuý nào cả). Cần khai thác triệt để những yếu tố này.

– Những vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng của cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát:

Các biên bản điều tra thường mang tính chất buộc tội, do có vấn đề đó mới ra được văn bản. Ví dụ: Biên bản nhận dạng (phải ghi là đúng thì mới có Kết luận điều tra), đối chất thường hay gặp.

Cần xem có đúng thủ tục tố tụng không? Ví dụ: nhận dạng, khám xét có người chứng kiến không? biên bản giao nhận, niêm phong, biên bản mỏ niêm phong, bắt người quả tang có đúng điều kiện không.

2. Các tài liệu chứng cứ mới được bổ sung:

Ngoài những chứng cứ, tình tiết có sẵn trong hồ sơ, cần tìm tòi, thu thập những chứng cứ, tình tiết mà do luật sư, hoặc người khác cung cấp mà chưa được đưa vào trong hồ sơ. Về vấn đề này luật sư cần phải biết những chứng cứ nào có lợi cho thân chủ của mình, thu thập ra làm sao. Có thể thu thập qua thân chủ

3. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan:

 

Văn bản pháp luật: theo từng vụ án cụ thể mà luật sư lựa chọn cho chính xác. (ví dụ: vụ án ma tuý khác với cố ý gây thưong tích, cướp tài sản…
Chú ý: đó là các văn bản đang có hiệu lực, đang áp dụng thay thế cho văn bản cũ đã hết hiệu lực. (phải thường xuyên up date (cập nhật đầy đủ).
Các văn bản khác hỗ trợ: Bình luận Bộ luật hình sự, các hướng dẫn có liên quan…)

 

Chú ý:

Các tình tiết, tài liệu liên quan đến nhân thân của bị can bị cáo là thường không có trong hồ sơ vụ án.

4. Vạch ra hướng bào chữa

Khi tổng hợp các tài liệu đã thu thập được thì luật sư lựa chọn ra những luận điểm chủ yếu. Kiểm tra, phân tích, đánh giá chứng cứ để bình luận có tội hay không có tội, nếu có tội thì ở mức độ nào, Điều khoản nào, khung nào, mức độ giảm nhẹ, chuyển khung, chuyển tối danh… Hậu quả có đáng phải bi chịu hình phạt như luận tội không, có thể được hưởng những điểm lợi nào (huỷ bỏ, thay đổi biện pháp ngăn chặn: bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú…

Trong luận cứ của mình, luật sư phải hết sức thận trọng trong việc đánh giá, phân tích chứng cứ để minh oan, gỡ tội cho bị cáo. Nếu không khéo, đôi khi luật sư không những không bảo vệ được mà còn “làm hại” cho thân chủ.

Các chứng cứ đưa ra trong luận điểm bào chữa phải chính xác, thể hiện rõ bản chất sự thật khách quan của vụ án. Tập trung, nhấn mạnh về những luận điểm cơ bản có liên quan đến việc bảo vệ thân chủ, tránh sa đà, dài dòng, lan man vào những tình tiết không có nhiều ý nghĩa. Vì như vậy, các luận cứ sẽ thiếu điểm nhấn, Hội đồng xét xử sẽ không thể lưu ý hết các luận điểm mà có thể sẽ bị bị phân tán, không thể tập trung lắng nghe các vấn đề cốt lõi trong luận điểm mà luật sư muốn trình bày, sức thuyết phục sẽ bị giảm đi rất nhiều, thậm chí là phản tác dụng.

Luận cứ gỡ tội cần tập trung vào những hành vi, đó là những cơ sở, căn cứ buộc tội của Viện Kiểm sát đã truy tố và Toà án đã quyết định đưa ra xét xử.

Cần xác định xem tội danh, khung hình phạt… mà Viện Kiểm sát đưa ra có đủ chứng cứ để buộc tội không? nếu không thì tại sao? yếu ở điểm nào để tập trung vào bình luận, phân tích bác bỏ chứng cứ buộc tội đó. Bác bỏ thì căn cứ vào đâu?

Nếu chưa đủ thì trong luận điểm cần đề nghi làm rõ. Nếu không làm rõ được thì trong luận cứ phải phản bác, không nhất trí với chứng cứ buộc tội đó.

– Bào chữa theo hướng vô tội, tìm chứng cứ: không cấu thành tội phạm, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, các trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết …

– Bào chữa theo hướng giảm nhẹ: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

– Theo hướng đề nghị trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung
Căn cứ:

 

 

+ Nếu thấy việc điều tra có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến viêc xác địn sự thật của vụ án; hoặc
+ Trong vụ án còn thiếu những cứ quan trọng làm bất lợi cho thân chủ, thì phải phân tích, đánh giá trong luận cứ để đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung.

 

 

Lưu ý:
Nếu theo hướng vô tội thì không cần phải xem xét đến phần dân sự, vì vô tội thì làm sao mà phải bồi thường thiệt hại được. Nhưng đối với hướng bào chữa theo hướng giảm nhẹ thì cần lưu ý đến vấn đề bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, thăm nom… để được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

 

5. Cơ cấu bào chữa theo hướng vô tội:

 

Phải sử dụng mọi chứng cứ gỡ tội, phân tích kết hợp với bác bỏ các chứng cứ buộc tội từng điểm, từng vấn đề một.
Hai vấn đề này luôn đi liền song song với nhau. Luật sư sẽ chứng minh những trườnghợp sau đây:

 

– Không có sự việc phạm tội:

 

+ Không có sự việc thực tế nào xảy ra
+ Tuy có hành vi (thực tế xảy ra trên thực tiễn) nhưng đó không phải là hành vi phạm tội gây ra, ví dụ: có sự kiện chết nhưng do tự tử, ngộ độc… chứ không phải bị giết, bị đầu độc (chứng cứ qua thư, nhật ký để lại…)

 

 

– Chứng minh hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm:
Vận dụng các chứng cứ, ít nhất là thiếu một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm.

 

– Trường hợp các chứng cứ buộc tội rất lỏng, rất thấp, ít cơ sở chắc chắn, không đủ để chứng minh tội phạm.

6. Cơ cấu bào chữa theo hướng giảm nhẹ:

 

– Lưu ý:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
+ Hành vi:
+ Hoàn cảnh, động cơ, mục đích, thúc đẩy thực hiện hành vi phạm tội
(hành vi nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm, lập công chuộc tội…) thành khẩn khai báo, đầu thú, phạm tội do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, do lạc hậu. Môi trường sinh sống, trình độ văn hoá, khả năng nhận thức, tập tục địa phương…

 

– Theo quy định của Bộ luật hình sự khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 46, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất cảu khung hình phạt… hoặc chuyển sang một tội danh khác nhẹ hơn. Với các vụ án mà đã có căn cứ rõ ràng, đúng người đúng tội thì cần xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong tình huống này nó được coi là yếu tố duy nhất mà luật sư đưa ra trong các luận cứ của mình để giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ.

– Bào chữa theo hướng chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn mà có đặc trưng gần giống nhau: cướp thành cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản…; giết người thành cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người;

Chuyển khung hình phạt nhẹ hơn: phải xem xét, phân tích các tình tiết có lợi cho thân chủ. Về vị trí, vai trong trong vụ án đồng phạm (không phải kẻ chủ mưu, tổ chức, không đóng vai trò chính mang tính quyết định.

– Vấn đề thăm hỏi, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả… (giết người có tính chất côn đồ theo khoản 1 (tình tiết tăng nặng) thành giết người theo khoản 2…

7. Phần kết luận (chốt lại luận điểm chính):

 

Tóm tắt ngắn gọn những luận điểm, quan điểm lớn đã phân tích về tội danh, khung hình phạt, lưu ý những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Đề xuất: vô tội, án treo, chuyển khung hình phạt, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, trả lại tài sản bị kê biên…

 

Mục đích, khẳng định nhắc lại những luận điểm để Hội đồng xét xử lưu ý được những vấn đề chính yếu cần xem xét để cân nhắc ra phán quyết./.

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Hình ảnh văn phòng bào chữa