Luật sư chuyên tư vấn thừa kế nhà đất tại tphcm

Xin luật sư cho hỏi khi cha mẹ chết tài sản để lại không có di chúc sẽ được chia thế nào? Thời hiệu thế nào? Một người có tự bán nhà được không?

Trân trọng cảm ơn luật sư.

Chào bạn, Vấn đề bạn hỏi chúng tôi trả lời như sauL

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

 

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

 

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

 

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”

 

Bên cạnh đó, tại Mục 1 Giải đáp 01/GĐ-TANDTC năm 2018 quy định đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.

 

Do bạn không cung cấp thông tin bố mẹ bạn mất năm bao nhiêu tuy nhiên căn cứ theo các quy định đã nêu trên thì thời hiệu yêu cầu phân chia di sản của bố mẹ bạn vẫn còn.

 

Nếu bố mẹ bạn mất không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế của bố mẹ sẽ được phân chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Điều 651 quy định như sau:

 

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

 

Phần di sản thừa kế của bố mẹ bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế thứ nhất bao gồm bố mẹ của người mất (nếu có) và tất cả các người con. Với người con riêng nếu không có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc như cha mẹ con với bố bạn thì người này chỉ được hưởng thừa kế đối với phần di sản của người mẹ.

 

Như vậy, với trường hợp của bạn, một người con sống trên căn nhà 10 năm thì chưa đủ căn cứ để xác lập quyền sở hữu với toàn bộ tài sản. Nếu tranh chấp thì các bên có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân đan yêu cầu giải quyết.

 

- Trường hợp rao bán căn hộ đó thì Điều 127 - Luật Nhà ở 2014 quy định Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:

 

“1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.

 

Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của Tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.

 

2. Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.”

 

Như vậy, nếu muốn bán được căn nhà này thì phải có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu chung....

Tran trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TPHCM

Để cung cấp dịch vụ tư vấn luật tốt hơn cho quý khách, cũng như tăng sự chuyên sâu từng lĩnh vực luật. Văn phòng luật sư chúng tôi tổ chức chia thành nhiều Tổ tư vấn theo lĩnh vực, chế định pháp luật (mang tính tương đối). Mỗi Tổ tư vấn có những luật sư, chuyên viên pháp lý am hiểu chuyên sâu lĩnh vực phụ trách tư vấn pháp luật và thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý.

Lĩnh vực tư vấn luật thừa kế là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư Về Thừa Kế phụ trách. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư GIA ĐÌNH cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ:

Cha tôi qua đời (không để lại di chúc) có để lại di sản là một mảnh đất, đã hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật từ 10 năm trước, không có tranh chấp phát sinh khi ông còn sống. Khi gia đình làm các thủ tục phân chia di sản thì Phòng Công chứng làm hồ sơ, niêm yết tại UBND xã nơi cha tôi có hộ khẩu và nơi có mảnh đất. Tại nơi có mảnh đất có một cá nhân tự nhận có tranh chấp, có văn bản đề nghị UBND xã và Phòng Công chứng không tiếp tục phân chia di sản. Phòng Công chứng đã ngưng việc phân chia, đề nghị gia đình tôi khởi kiện, sẽ phân chia lại khi có Bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật. Gia đình tôi đề nghị người tự nhận tranh chấp tiến hành khởi kiện bảo vệ quyền lợi nếu anh ta cho rằng anh ta có quyền. Nhưng anh ta không làm gì cả vì biết rằng sự việc sẽ dừng lại, đó là ý muốn của anh ta.
Tôi xin hỏi trong tình huống này để tiếp tục được phân chia di sản thì gia đình tôi phải làm gì (không tính phương án đàm phán với người tự nhận tranh chấp)?

 

TRẢ LỜI CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO

Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau: Theo thông tin mà bạn cung cấp có thể thấy cá nhân tự nhận có tranh chấp quyền sử dụng đất với gia đình bạn mới chỉ gửi văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Công chứng để ngăn cản việc phân chia di sản là quyền sử dụng đất này. Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật đất đai năm 2013 thì việc gửi đơn này được xác định là thủ tục yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Căn cứ khoản 3 Điều 202 Luật đất đai và Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã trong vòng 45 ngày sẽ thực hiện các công việc sau:

Dịch vụ công chứng mua bán, tặng cho, thừa kế và ủy quyền nhà đất

Dịch vụ công chứng mua bán nhà ở, công chứng tặng cho nhà ở, khai nhận và phân chia di sản thừa kế cũng như ủy quyền quản lý, sử dụng và định đoạt nhà đất là dịch vụ mà luật sư tham gia vào các giao dịch này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên mua cũng như bên bán. Phần lớn trong giao dịch mua bán thì người mua phải chịu thiệt thòi nhiều hơn vì có nhiều vướng mắc, cũng như trình tự và thủ tục áp dụng phức tạp nên các bên thường sử dụng dịch vụ do luật sư cung cấp.

Dịch vụ, hồ sơ công chứng mua bán nhà đất;

Hướng dẫn thủ tục thừa kế nhà đất 2018

Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành, gồm: Các Điều 656, 657, 658 Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 và Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, để được thừa kế nhà, đất và các tài sản phải đăng ký sở hữu khác cần phải có những giấy tờ cơ bản sau:

1/ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, Giấy đăng ký xe và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác (nếu có)…

Khi nào không được hưởng thừa kế nhà đất?

Căn cứ khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

Trường hợp 1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

Trường hợp 2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

Trường hợp 3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung 2018) thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  • Nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung 2018) và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Bộ luật dân sự có ghi nhận, hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.
Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.
Điều 43 khoản 3 mục b của Nghị định 181 ngày 29-10-2004 về thi hành Luật Đất đai cũng thể hiện, trường hợp hộ gia đình sử dụng đất là tài sản chung của cả hộ gia đình thì giấy chứng nhận chỉ ghi tên chủ hộ.
Thông tư số 17 ngày 21-10-2009 của Bộ Tài nguyên - môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tiếp tục ghi nhận "đối với hộ gia đình, thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của giấy chứng nhận thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân (nếu có) của người đại diện hộ gia đình (là thành viên của hộ gia đình và cùng có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình) theo quy định của pháp luật dân sự".

1. Tư vấn thủ tục lập di chúc:

 - Tư vấn soạn thảo, lập di chúc;
- Tư vấn luật về quyền thừa kế không phụ thuộc di chúc, chia tài sản thừa kế không phụ thuộc di chúc;
- Thủ tục lập di chúc đối với tài sản là đồng sở hữu, tài sản chung vợ chồng;
- Cách thức chia thừa kế, hàng thừa kế, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc;
- Thủ tục để làm di chúc theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế để có bảng di chúc hợp pháp, đảm bảo tính hiệu lực của di chúc. Tư vấn các vấn đề liên quan đến lập di chúc cho tài sản khác.

Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Theo Điều 651 bộ luật dân sự quy định có 3 hàng thừa kế, bao gồm:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Nợ theo pháp luật được hiểu như thế nào ?

Trong đời sống thường ngày, khi nhắc đến nợ, ta có thể hiểu nó là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp phải thực hiện một nghĩa vụ hoàn trả hay đền bù về tài sản, vật chất. Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay vay một lượng tài sản nhất định. Trong xã hội hiện đại, nợ thường được đi kèm với sự đảm bảo khả năng thanh toán với một mức lãi suất nhất định, tính theo thời điểm…

Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, nợ lại được định nghĩa như sau: Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cách xác định nợ do người chết để lại