Luật sư giải quyết tranh chấp Hợp đồng thương mai

I. Tranh chấp Hợp đồng:
Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng.
1. Tranh chấp Hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm đó (trong khi vi phạm Hợp đồng là hành vi đơn phương của một bên đã xử sự trái với cam kết trong Hợp đồng).
2. Các đặc điểm của tranh chấp Hợp đồng:
+ Phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp (tức các bên trong Hợp đồng).
+ Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.
+ Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận.
II. Giải quyết tranh chấp Hợp đồng:
1. Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng.
2. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.
3. Quyết định giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải có tính khả thi cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.
4. Tranh chấp Hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án.
5. Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.
6. Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải quyết các tranh chấp Hợp đồng:
+ Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên.
+ Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp Hợp đồng với cả thiện chí của các bên.
+ Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức giải quyết của các bên.
III. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng kinh tế trong thương mại
1. Nên tự mình soạn thảo
Bạn nên tự soạn thảo bản dự thảo đầu tiên của hợp đồng, bởi như vậy bạn sẽ có nhiều lợi thế trong khi đàm phán, đồng thời còn có thể đưa ra những điều khoản có lợi nhất cho mình. Hơn nữa, tự mình soạn thảo hợp đồng thường có hiệu quả về mặt chi phối tốt hơn so với việc nghiên cứu, chỉnh sửa hợp đồng khi thuê luật sư soạn thảo.
2. Điều khoản thanh toán không rõ ràng
Hầu hết mọi người đều hiểu rằng các điều khoản thanh toán là phần không thể thiếu trong hợp đồng và không được phép bỏ qua hay để tới tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét. Một hợp đồng chặt chẽ thì các điều khoản thanh toán phải được quy định rõ ràng, như tránh những quy định tối nghĩa về số tiền được nợ, hay phải có công thức rõ ràng để xác định số nợ, đưa ra các điều khoản quy định rõ ràng số tiền được nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào, các hình thức chế tài nếu một bên không thanh toán hay thanh toán chậm, quy định phân chia trách nhiệm thanh toán các khoản thuế liên quan tới hợp đồng.
3. Thiếu các điều khoản chung
Hợp đồng phải có các điều khoản chung. Đó không chỉ là các căn cứ pháp luật mà còn là những vấn đề cơ bản quyết định việc tham gia vào hợp đồng bao gồm:
• Lý do ký kết hợp đồng với đối tác là gì?
• Đối tác có kinh nghiệm tham gia hoạt động lĩnh vực kinh doanh này không?
• Đối tác cam kết sẽ làm gì cho bạn và bạn cam kết làm gì cho đối tác?
• Khi nào các bên đồng ý thực hiện hợp đồng?
• Có những chi tiết đặc biệt nào được thảo luận trong quá trình đàm phán hợp đồng để đi đến quyết định ký kết hợp đồng?
• Có thời hạn cụ thể trong việc giao nhận hàng hóa hay dịch vụ không?
• Có sự việc hay điều kiện nào diễn ra trước khi bạn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình không?
4. Bỏ sót một số điều khoản
• Trong trường hợp tranh chấp kiện ra tòa
• Tất cả những sửa đổi của hợp đồng phải được lập thành văn bản.
• Không được chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba.
• Không đàm phán mọi thứ.
Nên nhớ rằng không có điều gì là không thể đàm phán. Mọi thứ, thậm chí cả những điều mà đối tác khẳng định không thể thì vẫn có thể đàm phán. Với bạn, một số phần của hợp đồng có thể quan trọng hơn các phần khác, nhưng tất cả các phần đều trở nên quan trọng nếu có tranh chấp xảy ra. Do vậy, trong giai đoạn đàm phán nên xác định trước những vấn đề nào không thể chấp nhận và những vấn đề nào có thể chấp nhận. 
IV. Một số lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng kinh tế
1. Không áp dụng đúng căn cứ pháp luật để áp dụng.
Việc xác định không đúng căn cứ pháp luật sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu hoặc không được pháp luật bảo vệ. Căn cứ pháp luật khi soạn thảo hợp đồng là Bộ luật Dân sự 2005 (Luật cơ bản, luật khung về hợp đồng nói chung); Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Ngoài ra, đối với từng hợp đồng kinh tế cụ thể sẽ áp dụng thêm các luật chuyên ngành.
2. Một số nội dung của hợp đồng không chặt chẽ.
Việc không quy định rõ ràng nội dung hợp đồng, chẳng hạn: quy định về thời gian thực hiện hợp đồng, nghĩa vụ thanh toán, thời điểm chuyển rủi ro... không rõ ràng hay không quy định về vi phạm hợp đồng, ... dễ làm nảy sinh tranh chấp, kiện tụng kiến cho quá trình kinh doanh gặp nhiều rắc rối. Do vậy, khi soạn thảo hợp đồng cần phải lưu ý về mặt ngôn từ phải cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, không được nêu chung chung. Đặc biệt cần phải trù liệu đầy đủ những tình huống phát sinh nhất là đối với những hợp đồng lớn, có giá trị lớn, những hợp đồng mà đối tác là người nước ngoài.
3. Thỏa thuận mức phạt vượt quá quy định đối với loại hợp đồng.
Luật Thương mại 2005 quy định đối với hợp đồng thương mại mức phạt tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, đối với hợp đồng xây dựng công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức phạt không quá 12% giá trị hợp đồng vi phạm. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp cần phải chú ý về mức phạt, nếu các bên thỏa thuận mức phạt vượt quá các mức nêu trên thì sẽ không có hiệu lực pháp lý đối với phần vượt quá.
4. Thảo thuận về phương tiện thanh toán trái với quy định pháp luật.
Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng nên sử dụng đơn vị tiền tệ Việt Nam đồng trong hầu hết hợp đồng thương mại trong nước. Không sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán (nếu không được phép của cơ quan chức năng). Vàng cũng bị cấm sử dụng làm phương tiện thanh toán. Nếu không tuân thủ quy định về phương tiện thanh toán nêu trên, thì nguy cơ giao dịch bị tuyên bố vô hiệu là có thực.

 V. Mẫu Hợp đồng kinh tế mới nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------

 

HỢP ĐỒNG ĐỒNG KINH TẾ

SỐ: ……./HĐMB

V/v Mua bán hàng hóa, cung cấp vật tư vật liệu………

 

 

- Căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

- Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH 11 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.

- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên;

Hôm nay, ngày ....... tháng ....... năm 20..., tại trụ sở chính CÔNG TY ……

Địa chỉ: ……………………………………………………

A/ Đại diện bên A:

Bên mua : …………………………….................………

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………

MST: ……….....……Điện thoại:………………………

Đại diện : (Ông/Bà) …………………………………… Chức vụ: Giám đốc

B/ Đại diện bên B:

Bên mua : ………………………………..............……

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………

MST: …………………… Điện thoại: …………………

Đại diện: (Ông/Bà) …………….. Chức vụ: Giám đốc

Hai bên cùng nhau bàn bạc thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau:

 

Điều 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Bên B đồng ý giao cho bên A :

Số thứ tự

Tên hàng

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

(VNĐ)

Giá trước thuế (VNĐ)

Giá sau thuế

(VNĐ)

1.

 

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

Bằng chữ:

 

 

ĐIỀU 2: PHƯƠNG THỨC VÀ TIẾN ĐỘ THANH TOÁN

1. Phương thức thanh toán: Thanh toán tiền mặt

2. Đồng tiền thanh toán: Đồng Việt Nam

3. Tiến độ thanh toán:

+ Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B 60% giá trị Hợp đồng trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày Bên A nhận được đề nghị tạm ứng của Bên B.

+ Bên A sẽ thanh toán 40 % giá trị khối lượng đợt giao hàng tương ứng cho Bên B trong vòng 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hàng hóa và hồ sơ thanh toán hợp lệ từ Bên B.

Hồ sơ thanh quyết toán bao gồm:

- Giấy đề nghị thanh toán của Bên B gửi cho Bên A.

- Hóa đơn thông thường hợp lệ;

- Biên bản giao nhận hàng hóa có xác nhận của Hai bên;

- Bảng tổng hợp khối lượng và giá trị hàng hóa được giao.

- Biên bản nghiệm thu chất lượng sản phẩm sau thời gian bảo hành.

 

ĐIỀU 3. CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT

1. Bên B cung cấp cây theo đúng thời gian yêu cầu đã được Hai bên thống nhất. Vật tư cung cấp đúng yêu cầu tại Điều 3 của Hợp đồng.

2. Trong trường hợp cần phải thay thế bất cứ hàng hóa nào không đúng theo thỏa thuận quy định tại Điều 3 của hợp đồng thì Bên yêu cầu thay thế phải thông báo trước cho Bên kia về lý do, Bên B sẽ thay thế mặt hàng có quy cách, chất lượng, giá trị tương đương hoặc tốt hơn sản phẩm ban đầu. Mọi sự thay đổi phải được sự chấp thuận của hai bên.

ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

1. Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Hợp đồng này;

2. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để Bên B hoàn thành công việc đúng thời hạn;


Hình ảnh văn phòng bào chữa