Luật sư chuyên doanh nghiệp

Nội dung tư vấn pháp luật tại Luật sư Gia Đình:

 

+   Tư vấn, hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp, Kinh doanh - Thương mại…

 

+   Tư vấn cơ cấu tổ chức và xây dựng hồ sơ nội bộ doanh nghiệp (Xây dựng quy chế, Nội quy doanh nghiệp, Quản trị nội bộ, Tiền lương, Sổ cổ đông, Sổ thành viên, Điều lệ, Hợp đồng lao động …);

 

+   Tư vấn quy định pháp luật Doanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp: Bao gồm các loại hình doanh nghiệp theo quy định như Công ty cổ phần, Công ty TNHH (Công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên), Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã…;

 

+   Tư vấn quy định pháp luật và tư vấn thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh: Bao gồm các loại hình doanh nghiệp theo quy định như Công ty cổ phần, Công ty TNHH (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã…;

 

+   Tư vấn quy định pháp luật và tư vấn thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh …;

 

+   Tư vấn tạm ngừng hoạt động kinh doanh, giải thể doanh nghiệp: Bao gồm các loại hình doanh nghiệp theo quy định như Công ty cổ phần, Công ty TNHH (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã…;

 

+   Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp: Cung cấp văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, Review hợp đồng, tư vấn pháp luật về Lao động, bảo hiểm, tiền lương, tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến quá trình, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

 

+   Tư vấn quy định pháp luật và cung cấp các dịch vụ tư vấn có liên quan đến quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước bao gồm giải quyết các vấn đề về lao động, tài chính, điều lệ công ty cổ phần và các trình tự thực hiện cổ phần hoá;

 

+   Tư vấn và hướng dẫn tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên…;

 

+   Cung cấp dịch vụ dịch thuật cho doanh nghiệp.

 

Với năng lực pháp luật của mình, Luật sư Gia Đình hoàn toàn tin tưởng rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu tư vấn pháp luật của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… Quý khách hàng trong và ngoài nước....

Trân trọng.

LS RẦN MINH HÙNG

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình trả lời HTV9

Dịch vụ Luật sư riêng cho doanh nghiệp

Luật sư riêng cho doanh nghiệp là gì?

Luật sư riêng cho doanh nghiệp là dịch vụ pháp lý mà một hoặc nhiều Luật sư sẽ được cử thường xuyên đến doanh nghiệp để phụ trách giải quyết toàn bộ vấn đề pháp lý theo nhu cầu của doanh nghiệp như giải quyết các thủ tục hành chính; tư vấn pháp luật trên mọi lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; kiểm tra tính chất pháp lý của hợp đồng, các văn bản giao dịch, hành chính; giám sát quá trình thực thi pháp luật và quy chế, nội quy của các phòng, ban trong nội bộ doanh nghiệp nhằm kiểm soát tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng hoạt động, tổ chức quản lý và điều hành Doanh nghiệp:
– Phân tích mô hình quản lý thực tại của Doanh nghiệp và tư vấn, đưa ra mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp: Ban giám đốc, Các phòng chức năng, các văn phòng, phân xưởng, xí nghiệp…;
– Phân tích, xây dựng các chức năng quản lý của Công ty;
– Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng, Ban, Phân xưởng sản xuất và các cơ sở kinh doanh trực thuộc;
Hộ kinh doanh có được tặng cho mua bán không?
Văn bản thỏa thuận mua bán, tặng cho hộ kinh doanh có công chứng là một giao dịch dân sự được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng. Bên cạnh những yếu tố cấu thành của một hợp đồng, mua bán, tặng cho hộ kinh doanh còn mang tính đặc thù riêng biệt hướng đến việc bảo đảm thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Sự tự nguyện và thỏa thuận giữa các bên là cơ sở để xác lập và thực hiện những quan hệ pháp lý phát sinh trong quan hệ hộ kinh doanh giữa các chủ thể tham gia. 
Theo những căn cứ mà bạn đưa ra cho chúng tôi, việc bạn lấy 4 tờ hóa đơn giá trị gi tăng trị giá 1 tỉ đồng từ một người quen của giám đốc về làm kê khai thuế cho doanh nghiệp .Hiện đang bị công an điều tra .Như vậy, có thể hiểu rằng đã có hành vi nhằm mục đích trốn thuế.
Theo quy định Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:
1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 Luật quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư này và Khoản 9 Điều này.
b) Sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, chứng từ; hoá đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
c) Lập thủ tục, hồ sơ huỷ vật tư, hàng hoá hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hoá không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
d) Lập hoá đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.
đ) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm.
e) Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.
g) Sử dụng hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.
h) Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
 

Thành lập công ty: tư vấn về cấu trúc công ty, soạn tài liệu, đàm phán với các công ty và chính quyền địa phương và có được giấy phép và chấp thuận.

Thủ tục tư vấn sau khi cấp giấy phép: tư vấn về việc hoàn thiện các giấy phép, và phê duyệt cần thiết cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hợp đồng thương mại: soạn thảo, đàm phán và sửa đổi nhiều loại hợp đồng thương mại bao gồm thỏa thuận cho thuê, bán hàng và thỏa thuận phân phối, cơ quan thỏa thuận và hợp đồng dịch vụ.

Luật sư doanh nghiệp là gì?

Luật sư doanh nghiệp là luật sư có chuyên môn chuyên sâu về luật doanh nghiệp. Luật sư doanh nghiệp đủ điều kiện tư vấn cần đảm bảo tối thiểu 5 năm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp.

Luật sư doanh nghiệp có thể trực thuộc công ty Luật và chịu sự quản lý của doanh nghiệp đó hoặc là thành viên của đoàn luật sư trực thuộc đơn vị.

Một số rủi do pháp luật doanh nghiệp thường mắc phải

1. Rủi do tranh chấp lợi ích

- Tranh chấp lợi ích nhóm nội bộ doanh nghiệp

1. Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng.
2. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.
3. Quyết định giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải có tính khả thi cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.
4. Tranh chấp Hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án.
5. Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.
6. Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải quyết các tranh chấp Hợp đồng:
+ Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên.
+ Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp Hợp đồng với cả thiện chí của các bên.
+ Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức giải quyết của các bên.
Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định về thử việc như sau:
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Theo đó, có thể thấy, việc làm thử sẽ do các bên thỏa thuận và được ghi nhận trong trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc.
Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động cho rằng không cần thiết phải thử việc thì các bên có thể tiến hành ký hợp đồng lao động luôn mà không phải trải qua quá trình thử việc.
Chính vì vậy, thử việc không phải là quy định bắt buộc mà dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi mời được người lao động với trình độ chuyên môn cao, doanh nghiệp sẵn sàng ký hợp đồng lao động để làm việc mà không cần thử việc
Điều 112. Vốn của công ty cổ phần
1. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
2. Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.
Không quyết toán thuế TNCN có bị phạt không? – Đối với người lao động, cơ quan chi trả thu nhập sẽ tạm trừ tiền thuế hàng tháng đến cuối năm sẽ quyết toán lại. Tuy nhiên, có những người có thu nhập từ nhiều nơi do đó có những khoản thu nhập thêm…..Một số người có thể phải đóng thêm số thuế đã tạm tính hàng tháng…
Trên thực tế khi quyết toán thuế TNCN có 3 trường hợp. Nếu thu nhập của cá nhân ổn định một nơi thì cơ quan chi trả thu nhập sẽ tự quyết toán hộ những người làm việc trong doanh nghiệp hoặc đơn vị của mình. Trường hợp ấy thường thường cũng không trừ thêm là mấy bởi hàng tháng họ đã tạm trừ rồi. Nhưng nếu cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi khác nên có khoản thu nhập thêm: Nếu khoản thu nhập thêm này bình quân một tháng dưới 10 triệu đồng và nơi làm thêm đã trừ 10% thuế rồi thì không cần phải quyết toán thêm nữa, ngược lại nếu trên 10 triệu đồng thì cá nhân phải tự quyết toán thuế bổ sung.