Luật sư tư vấn không quyết toán thuế TNCN có bị phạt?

1.Ép nhân viên đi làm ngày lễ, bị phạt thế nào?
 
Từ 15/4/2020, nếu ép nhân viên đi làm vào ngày nghỉ lễ, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định này có hiệu lực từ 15/4/2020.
Cụ thể, khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Theo đó, từ ngày 15/4/2020, khi Nghị định 28 chính thức có hiệu lực, nếu vi phạm quy định về ngày nghỉ lễ (không cho ngày nghỉ hoặc không trả, trả không đủ tiền lương nếu có làm việc... ) với dù chỉ từ 1 người lao động trở lên thì doanh nghiệp đã bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Mức phạt này cao gấp 20 lần so với quy định trước đó.
Trước đây, theo quy định của khoản 2 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, nếu vi phạm với 1 người lao động, doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Còn nếu vi phạm với 301 người lao động trở lên, mức phạt tối đa cũng chỉ 15 triệu đồng.
Như vậy, Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã nâng mức phạt với hành vi vi phạm này lên nhiều lần so với trước đây.
Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết, như: Ngày Chiến thắng (30/4 dương lịch) được nghỉ 1 ngày; Ngày Quốc tế lao động (1/5 dương lịch) được nghỉ 1 ngày.
Năm nay, ngày 30/4 và 1/5 rơi vào thứ Năm và thứ Sáu nên người lao động sẽ được nghỉ làm trong 2 ngày này. Đối với những doanh nghiệp áp dụng lịch nghỉ hàng tuần vào thứ Bảy và Chủ nhật thì người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp, từ ngày 30/4 đến hết ngày 3/5.
Trường hợp do yêu cầu công việc để đáp ứng sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp bố trí người lao động đi làm vào ngày này thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.
Theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2012, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ.
Vì vậy, nếu đi làm vào dịp nghỉ lễ, tổng tiền lương mà người lao động nhận được ít nhất bằng 400% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
 
2. Mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân 2021
Từ ngày 05/12/2020, Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành sẽ tăng mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân nên người nộp thuế cần nộp trước hoặc đúng thời hạn.
Quy định mới không chỉ tăng mức phạt đối với hành vi chậm nộp hoặc không nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân mà còn tăng tiền chậm nộp đối với hành vi không nộp thuế vào ngân sách, cụ thể:
Mức phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế TNCN
* Mức phạt cũ (áp dụng trước ngày 05/12/2020)
Mức phạt Thời gian chậm
Không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
Có tình tiết giảm nhẹ - tăng nặng
Phạt cảnh cáo (có tình tiết giảm nhẹ) - Từ 01 - 05 ngày
700.000 đồng 400.000 đồng - 01 triệu đồng Từ 01 - 10 ngày
1,4 triệu đồng 800.000 đồng - 02 triệu đồng Từ trên 10 - 20 ngày
2,1 triệu đồng 1,2 - 03 triệu đồng Từ trên 20 - 30 ngày
2,8 triệu đồng 1,6 - 04 triệu đồng Từ trên 30 - 40 ngày
3,5 triệu đồng 02 - 05 triệu đồng Từ trên 40 - 90 ngày
Căn cứ: Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC
* Mức phạt hiện hành (áp dụng từ ngày 05/12/2020)
Căn cứ pháp lý Hành vi vi phạm Hình thức xử phạt chính Xử phạt bổ sung
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ
Cảnh cáo Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế
Khoản 2 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp trên Từ 02 - 05 triệu đồng
Khoản 3 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày Từ 05 - 08 triệu đồng
Khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 đến 90 ngày.
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (*)
- Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (**) Từ 08 - 15 triệu đồng Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế
Trường hợp (*) và (**) phải nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế
Khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp 11.5 triệu đồng. Từ 15 - 25 triệu đồng Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế
Tăng tiền chậm nộp tiền phạt lên 0,05%/ngày
Khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:
“a) Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
b) Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước”.
Như vậy, thay vì tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp như trước đây thì hiện nay áp dụng mức 0,05%/ngày (áp dụng từ ngày 05/12/2020).
Kết luận: Quy định mới đã tăng mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân nên người nộp thuế cần phải nộp hồ sơ khai thuế tháng hoặc quý, hồ sơ quyết toán năm và nộp thuế vào ngân sách theo đúng thời hạn.
 
3. Không quyết toán thuế TNCN có bị phạt không?
Không quyết toán thuế TNCN có bị phạt không? – Đối với người lao động, cơ quan chi trả thu nhập sẽ tạm trừ tiền thuế hàng tháng đến cuối năm sẽ quyết toán lại. Tuy nhiên, có những người có thu nhập từ nhiều nơi do đó có những khoản thu nhập thêm…..Một số người có thể phải đóng thêm số thuế đã tạm tính hàng tháng…
Trên thực tế khi quyết toán thuế TNCN có 3 trường hợp. Nếu thu nhập của cá nhân ổn định một nơi thì cơ quan chi trả thu nhập sẽ tự quyết toán hộ những người làm việc trong doanh nghiệp hoặc đơn vị của mình. Trường hợp ấy thường thường cũng không trừ thêm là mấy bởi hàng tháng họ đã tạm trừ rồi. Nhưng nếu cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi khác nên có khoản thu nhập thêm: Nếu khoản thu nhập thêm này bình quân một tháng dưới 10 triệu đồng và nơi làm thêm đã trừ 10% thuế rồi thì không cần phải quyết toán thêm nữa, ngược lại nếu trên 10 triệu đồng thì cá nhân phải tự quyết toán thuế bổ sung.
Theo quy định của Luật Thuế Thu nhập cá nhân và Luật Quản lý thuế, thì người nộp thuế thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khai quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân thuộc diện chịu thuế TNCN: Nếu doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm hoặc nộp chậm hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Thông tư 166/2013/TT-BTC như sau:
+ Doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp thì phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng.
+ Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
+ Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
2. Trường hợp cá nhân tự kê khai quyết toán thuế:
Theo Công văn số 801/TCT- TNCN của Tổng cục Thuế thì cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo. Nếu cá nhân không thực hiện quyết toán thuế thì:
+ Đối với cá nhân phát sinh thuế phải nộp mà không nộp hồ sơ quyết toán thuế thì mức phạt sẽ được quy định bẳng ½ mức phạt của tổ chức.
+ Đối với cá nhân có số thuế nộp thừa nếu không nộp hồ sơ quyết toán thuế thì không được hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau.
+ Đối với cá nhân muốn hoàn thuế mà chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN thì không áp dụng phạt vi phạm hành chính đối với khai thuế quá thời hạn
– Giảm trừ bản thân và người phụ thuộc: Giảm trừ bản thân 9.000.000 đồng/tháng; người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/tháng.
– Người lao động ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng khi doanh nghiệp chi trả dưới 2 triệu đồng/tháng (lần) thì không phải khấu trừ thuế TNCN. Chi trả từ 2 triệu đồng/tháng (lần) trở lên thì khấu trừ 10% thuế TNCN (Nếu không muốn khấu trừ 10% thuế TNCN thì làm cam kết 02 theo TT92/2015/TT-BTC nếu như ước tính cả năm thu nhập không vượt quá 108tr và có MST cá nhân tại thời điểm cam kết).
 
4. Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận. Tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế TNCN như sau:
Thuế TNCN là thuế trực thu. Tính trên thu nhập của người nộp thuế. Sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
2. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
3. Thu nhập được miễn thuế
Căn cứ theo Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không quyết toán thuế thu nhập cá nhân có làm sao không?
Thông tư 92/2015/TT-BTC tại Điều 21, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung tiết a.3 Điểm a Khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:
a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”
Như vậy tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải có trách nhiệm khai Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Khoản 3, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định như sau:
“đ) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.”
Như vậy doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Nếu doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm hoặc nộp chậm hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Thông tư 166/2013/TT-BTC như sau:
– Nếu doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp thì phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng.
– Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
Cá nhân không Quyết toán thuế
Những cá nhân phải quyết toán thuế nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại Khoản 3, Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 16, Thông tư 156/2013/TT-BTC “Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo”
Như vậy cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải nộp hồ sơ khai quyết toán nếu:
– Có số thuế TNCN phải nộp thêm.
– Có số thuế TNCN nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 90 kể từ khai kết thúc năm dương lịch. Nếu hết thời hạn nộp hồ số quyết toán thuế cá nhân vẫn chưa nộp thì bị phạt như sau:
“7. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế
Như vậy:
– Nếu cá nhân phát sinh thuế phải nộp mà không nộp Hò sơ quyết toán thuế thì mức phạt sẽ được quy định bẳng ½ mức phạt của tổ chức.
– Nếu cá nhân có số thuế nộp thừa nếu không nộp hồ sơ quyết toán thuế thì không được hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau.
– Đối với cá nhân muốn hoàn thuế mà chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN thì không áp dụng phạt vi phạm hành chính đối với khai thuế quá thời hạn.
5. Quy định về tính ngày phạt chậm nộp thuế
Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 34, Khoản 2, Điểm c quy định về tính tiền chậm nộp đối với chậm nộp tiền thuế như sau:
“c) Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.”
Như vậy:
– Ngày chậm nộp:
+ Đối với loại thuế nộp theo tháng thì ngày tính chậm nộp tiền thuế từ ngày 21 của tháng tiếp theo.
+ Đối với loại thuế nộp theo quý thì ngày tính chậm nộp tiền thuế từ ngày 31 của tháng tiếp theo.
+ Đối với loại thuế nộp theo năm thì ngày tính chậm nộp tiền thuế từ ngày 31 của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
+ Đối với loại thuế nộp theo từng lần phát sinh ngày tính tiền chậm nộp tiền thuế từ ngày thứ 11 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Đối với loại thuế nộp thuế theo hồ sơ quyết toán thuế năm ngày tính chậm nộp tiền thuế là ngày thứ 91 của năm tiếp theo kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
– Nếu ngày cuối cùng nộp thuế vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó. Do đó ngày tính chậm nộp là ngày tiếp theo sau ngày hết hạn nộp tiền thuế.
Ví dụ 1:
Doanh nghiệp chưa nộp tiền thuế môn bài năm 2015 với mức thuế môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng. Đến ngày 10/08/2015, doanh nghiệp mới nộp tiền thuế môn bài.
Vậy số ngày chậm nộp là 192 ngày.
Tiền phạt chậm nộp là = 1.000.000 x 0.05% x 192 = 95.500 đồng.
 
5. Quy định xử phạt không đăng ký MST TNCN cho người lao động
Quy định và thời hạn về việc đăng ký MST TNCN cho người lao động
– Đối tượng Doanh nghiệp bạn phải đăng ký MST TNCN
– Xử phạt khi chưa đăng ký, hoặc đăng ký chậm MST TNCN cho người lao động.
Thứ nhất: Quy định và thời hạn về việc đăng ký MST TNCN cho người lao động:
Khoản 5 điều 6 thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn
“Điều 6. Thời hạn thực hiện đăng ký thuế của người nộp thuế
…….
5. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.
==> Theo đó:
+ Doanh nghiệp bạn phải đăng ký MST TNCN cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm. (Thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN hàng năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính)
+ Lưu ý thêm, quy định là đăng ký MST TNCN cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, ở đây tính là ngày làm việc, tức là không tính ngày nghỉ các bạn nhé. Nhiều bạn tính cả ngày nghỉ là không đúng đâu nhé.
Thứ hai: Đối tượng doanh nghiệp bạn phải đăng ký MST TNCN:
Khoản 5 điều 6 thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn
“Điều 6. Thời hạn thực hiện đăng ký thuế của người nộp thuế
……
5. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.
==> Theo đó:
+ Doanh nghiệp bạn sẽ phải đăng ký MST TNCN cho cá nhân có thu nhâp từ tiền lương, tiền công. Vậy, những thu nhập nào là thu nhập từ tiền lương, tiền công ?
Theo Khoản 2 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
….
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
….
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
…….
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
……”
==>Theo đó, một số trường hợp thường xuyên phát sinh tại doanh nghiệp bạn dưới đây đều là thu nhập từ tiền lương, tiền công và đều phải đăng ký MST TNCN:
+ Lao động ký hợp đồng lao động dài hạn
+ Lao động ký hợp đồng lao động ngắn hạn, hợp đồng mùa vụ
+ Lao động ký hợp đồng cộng tác viên
+ Lao động ký hợp đồng giao khoán
+ Lao động ký hợp đồng môi giới
+ Lao động ký hợp đồng dịch vụ, như: Dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc cây,….
Thứ ba: Xử phạt khi chưa đăng ký, hoặc đăng ký chậm MST TNCN cho người lao động:
Điều 7 thông tư 166/2013/TT-BTC quy định:
“Điều 7. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày.
b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
c) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.”
==>Theo đó: Với những cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công có phát sinh tại doanh nghiệp bạn, doanh nghiệp bạn đều phải đăng ký MST TNCN cho những cá nhân đó. Nếu không đăng ký, hoặc đăng ký muộn sẽ bị phạt theo quy định nêu trên.
 
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 
 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn!.

Hình ảnh văn phòng bào chữa