Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn


1. Con cái có được chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn không?
Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Điều 51 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn cụ thể bao gồm:
• Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
• Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
• Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đơn yêu cầu ly hôn sẽ được Tòa án thụ lý theo quy định tại Điều 53 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014.
Các trường hợp ly hôn
Ly hôn căn cứ theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định được chia làm hai loại như sau:
Thuận tình ly hôn: Điều 55 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, còn nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên: Khi Tòa án thụ lý đơn ly hôn được chồng hoặc vợ gửi thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014. Trong trường hợp không hòa giải được thì Tòa án sẽ tiến hành theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 trong ba trường hợp như sau:
• Trường hợp 1: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
• Trường hợp 2: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
• Trường hợp 3: Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Quy định pháp luật về việc nuôi dưỡng con sau khi cha mẹ ly hôn
Về quyền nuôi dưỡng con cái
Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Về quyền giao con cho cha mẹ nuôi sau khi ly hôn
Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định về quyền giao con cho cha mẹ nuôi sau khi ly hôn thuộc về Tòa án, khi vợ chồng không thỏa thuận được người sẽ trực tiếp nuôi con.
Ngoài ra, cũng tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định rằng con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Điều 84 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn, trong trường hợp nếu như có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn sẽ được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
• Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
• Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Điều 82 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cụ thể như sau:
• Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
• Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
• Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Vì vậy, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải có là nghĩa vụ cấp dưỡngcho con.
Điều 116 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận được căn cứ vào các yếu tố sau đây:
• Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
• Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
• Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 117 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định về phương thức cấp dưỡng. Cụ thể việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Quy định pháp luật về độ tuổi con cái có quyền chọn người nuôi dưỡng
Về độ tuổi
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, độ tuổi mà con cái có quyền chọn người nuôi dưỡng là từ 07 tuổi trở lên.
 
2. Cách bố mẹ nói với con về việc ly hôn
Lựa chọn thời gian và địa điểm hợp lý
Những ký ức về buổi nói chuyện này có thể sẽ đi theo con bạn rất lâu sau này. Một vài người nghĩ rằng chúng chỉ là trẻ con nên sẽ chóng quên. Nhưng nghiên cứu và rất nhiều khảo sát cho thấy trẻ em ghi nhớ rất lâu, và có thể bị chấn động hoặc bị sốc khi biết tin bố mẹ sắp ly hôn.
Lời khuyên 1: Hãy lựa chọn một địa điểm, và khoảng thời gian hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho buổi nói chuyện. Đừng tiện thể hét lên với con “Bố mẹ sẽ ly hôn” trong lúc vợ chồng bạn đang cãi vã, hoặc chỉ nói một cách qua quýt và cộc lốc.
Thông báo tới tất cả lũ trẻ
Nếu bạn đã có 2, thậm chí 3, 4 đứa con. Và bạn chỉ nói về việc ly dị với đứa lớn nhất vì nghĩ rằng chúng có thể hiểu chuyện thì bạn đã mắc sai lầm. Chúng không những phải hứng chịu nỗi buồn từ việc cha mẹ ly dị mà còn phải gánh trên mình một nỗi khổ sở hoặc là phải giữ bí mật với các em, hoặc là phải nói với các em như thế nào. Và nếu những đứa nhỏ hơn biết được rằng bạn chỉ nói với anh/chị của chúng, còn chúng thì không, trẻ nhất định sẽ bị tổn thương và cảm thấy mình không được bố mẹ tôn trọng.
Lời khuyên 2: Hãy tổ chức một buổi họp gia đình và kiên nhẫn nói chuyện với tất cả các con.
Đừng băn khoăn và dày vò mình quá nhiều về việc trẻ sẽ cảm thấy ra sao khi biết tin
Chắc hẳn ai cũng rất khó khăn và suy nghĩ nhiều về việc mình ly dị sẽ ảnh hưởng như thế nào tới con cái, mà trước hết là việc báo tin này tới chúng. Con sẽ phản ứng ra sao? Liệu nó có gây ảnh hưởng quá xấu tới con không?
Một số trẻ theo khảo sát có phản ứng tích cực khi biết tin về mối quan hệ sắp kết thúc của cha mẹ, chúng sẽ nhẹ nhõm hơn khi việc cha mẹ suốt ngày cãi vã và bầu không khí nặng nề trong gia đình sắp kết thúc. Một số trẻ sẽ tỏ ra buồn bã và ước gì mọi việc vẫn sẽ như cũ. Một số trẻ thì lại có cả hai loại phản ứng tích cực và tiêu cực, chúng cảm thấy sắp được giải thoát khỏi việc gia đình đang không hạnh phúc, nhưng đồng thời cũng thấy mất mát.
Lời khuyên 3: Đừng quá lo lắng về việc con sẽ phản ứng ra sao mà trì hoãn việc nói chuyện với chúng. Hãy nói chuyện và để trẻ được bộc bạch những cảm xúc thật của chúng, cho dù đôi khi chúng sẽ khiến bạn bối rối và đau lòng.
Hoàn tất việc ly hôn một cách nhanh gọn
Các vấn đề về tài chính, quyền nuôi con, sắp xếp cuộc sống riêng… sẽ mất khá nhiều thời gian. Nhiều vụ ly dị, nhất là ly hôn đơn phương, phải mất nhiều năm để giải quyết các vấn đề mà thường là do 1 hoặc cả 2 bên đều đang cố để giành “chiến thắng”. Bạn có biết nếu cứ dùng dằng mãi như vậy, con cái của bạn sẽ bị ảnh hưởng toàn diện, và cũng bị kẹt trong cuộc ly hôn giống như bố mẹ chúng, chờ đợi từng ngày dài như thể phải ngồi trên xe cả một ngày dài đằng đẵng mệt mỏi mà vẫn chưa tới được công viên.
Lời khuyên 4: Khi đã quyết định chia tay, hãy tiến hành việc đó một cách nhanh nhất có thể.
Đừng lảnh tránh những câu hỏi của trẻ
Nhiều người trong chúng ra thường là sẽ cố gắng tránh những điều không thoải mái, nhất là khi điều đó làm con cái chúng ta buồn. Nhất là khi chính chúng ta là người gây ra nỗi buồn đó. Chúng ta thường tự nhủ với bản thân rằng “Rồi mọi việc sẽ ổn thôi”. Nhưng không, không gì có thể làm cho việc cha mẹ ly hôn trở nên ổn thoả trong mắt trẻ. Điều mà cha mẹ nên làm không phải là lảng tránh và chời thời gian chữa lành mọi thứ. Trẻ con cần cha mẹ giúp giải quyết những nỗi buồn và có thể là những cảm xúc nhầm lẫn của chúng. Chúng cần biết chi tiết những gì chúng thắc mắc và cần cha mẹ đưa ra câu trả lời. Tốt nhất chúng ra nên giúp con ra khỏi sự bối rối bằng cách nói chuyện và trả lời trung thực những câu hỏi của con.
Lời khuyên 5: Hãy lắng nghe những phản ứng dù là buồn của con và trả lời những câu hỏi khó của con một cách thành thật.
Đừng đổ lỗi cho một ai
Nghiên cứu chỉ ra rằng lũ trẻ cần cả cha và mẹ có mặt và cùng thông bảo tin tức buồn bã này. Tuy nhiên, người lớn chúng ta thường cảm thấy phải mang trên mình một trách nhiệm quá nặng nề trong việc nói chuyện với con về việc ly hôn. Chúng ta cảm thấy mọi hy vọng không còn và những ước mơ thì dần tiêu tan, chúng ta đã quá buồn vì điều đó và không ai muốn đau thêm một lần nữa khi phải nói chuyện này với lũ trẻ.
Tuy nhiên, khi các bậc cha mẹ chủ động mang cả gia đình đến bên cạnh nhau, cha mẹ cùng nhau trò truyện và thông báo việc ly hôn tới các con, chúng sẽ cảm thấy khá hơn là khi chỉ được nghe từ một phía. Trẻ sẽ nhận thấy mình được bố mẹ tôn trọng, sẽ thấy rằng bố mẹ chúng đang không đổ lỗi cho nhau, thay vào đó họ có trách nhiệm ngang nhau trong việc ly hôn này. Và khi bạn làm như vậy, bạn đồng thời bảo vệ con tránh khỏi cảm giác chúng là nguyên nhân của vụ ly hôn hoặc chúng bị người kia ghét bỏ.
Lời khuyên 6: Cha mẹ nên cùng chịu trách nhiệm về vụ ly hôn và có sự thống nhất trong thông điệp mà bạn gửi tới lũ trẻ.
Cuối cùng, thật khó để khuyên các bậc cha mẹ phải nói những câu nói có nội dung cụ thể như thế nào, phải an ủi con cụ thể ra sao… Hy vọng với những lời khuyên trên kết hợp cùng bản năng của những người làm cha làm mẹ, bạn sẽ tìm được hướng đi tốt nhất cho cả gia đình.
 
3. Sau ly hôn cha mẹ có được yêu cầu chuyển quyền nuôi con?
Hỏi: Vợ chồng tôi đã ly hôn được 02 năm. Sau khi ly hôn, chồng tôi được quyền nuôi con (năm nay cháu 05 tuổi). Tuy nhiên, gần đây chồng tôi được cử đi làm việc bên nước ngoài vài năm và anh ấy gửi con cho bà nội cháu chăm. Bà nội cháu năm nay cũng có tuổi và không còn minh mẫn. Có những hôm bà quên đón cháu và khiến bé phải tự đi bộ từ trường về nhà. Tôi rất lo khi để cháu ở với bà nội như vậy. Tôi muốn yêu cầu chuyển quyền nuôi con có được không?
Luật sư Gia Đình tư vấn:
Liên quan tới vấn đề anh/chị hỏi, tôi xin trích dẫn Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (LHNGĐ):
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. 4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. 5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Theo quy định của pháp luật nêu trên, anh/chị có quyền yêu cầu Tòa án chuyển quyền nuôi con. Tuy nhiên, việc chuyển quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Do đó, anh/chị phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Hơn nữa cần có sự thỏa thuận về việc chuyển quyền nuôi con giữa 02 vợ chồng.
 
4. Con cái sau khi ly hôn thuận tình sẽ ra sao?
Quy định về ly hôn thuận tình
Theo Điều 55 quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
 
Vậy, ly hôn thuận tình là khi cả vợ và chồng cùng tự nguyện yêu cầu được ly hôn.
 
Quyền nuôi con khi ly hôn thuận tình
Với ly hôn thuận tình, thường đã có thỏa thuận trước về vấn đề ai là người chăm sóc con cái. Khi đã có thỏa thuận của hai bên, Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về quyền nuôi con cái. Nếu không có thỏa thuận trước hoặc không đi đến sự đồng ý từ cả 2 bên, thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ai là bên có quyền trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…
 
Vậy, sau khi vợ chồng nộp đơn xin ly hôn/ đơn ly hôn theo mẫu đơn xin ly hôn thì vấn đề con cái/ quyền nuôi con được Tòa án giải quyết như thế nào trong trường hợp không có thỏa thuận trước. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
 
Độ tuổi của con Mẹ Cha Tòa án quyết định
1. Dưới 36 tháng
 
2. Dưới 07 tuổi – –
 
3. Từ đủ 07 tuổi đến nhỏ hơn 18 tuổi – –
 
(xem xét nguyện vọng của con)
 
Con cái dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ những trường hợp sau:
 
Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Trong trường hợp Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con sau ly hôn, sẽ ăn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, cụ thể dựa trên 3 yếu tố sau:
 
Điều kiện về vật chất Điều kiện về tinh thần Nguyện vọng của con
(chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên)
 
– Chỗ ở ổn định
– Điều kiện sinh hoạt
– Điều kiện học tập
– Thu nhập hàng tháng
– Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con (có xét đến thời gian làm việc của bố và mẹ)
– Tình yêu thương dành cho con
– Đạo đức, trình độ học vấn của bố mẹ
– Mong muốn của con được ở với ai
Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định:
 
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
 
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
 
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
 
5. Các vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn
I. Căn cứ ly hôn:
Việc ly hôn của hai vợ chồng có thể do vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.
1. Thuận tình ly hôn theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
2.1 TH1:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2.2 TH2:
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
2.3 TH3:
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
II. Giải quyết việc nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ được quy định cụ thể như sau:
Điều 81.Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1.Sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con:
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3.Con dưới 36 tháng tuổi
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1.Thẩm quyền
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Căn cứ
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Nguyện vọng của con
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Người giám hộ
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
III. Về chia tài sản khi ly hôn
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Thứ nhất:
• TH1:
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
• TH2
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
Thứ hai:
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Thứ ba:
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Thứ tư:
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Thứ năm:
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Thứ sáu:
Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
Một là,
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Hai là,
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Theo nguyên tắc:
Theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn, các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về phần tài sản, quy định như vậy nhằm hạn chế những tranh chấp của vợ, chồng khi phải ly hôn. Nhiều trường hợp chỉ vì tranh chấp về tài sản mà việc ly hôn của họ trở nên phức tạp, con cái của họ chịu nhiều áp lực hơn.
Tuy nhiên:
Tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản chung của các bên khi họ yêu cầu, về nguyên tắc tài sản chung sẽ chia đôi nhưng có xem xét đến hoàn cảnh công sức đóng góp của mỗi bên vào việc duy trì và phát triển tài sản này. Việc chia tài sản phải bảo vệ lợi ích hợp pháp của vợ và các con chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống mình.
Việc chia tài sản của vợ, chồng có thể chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, vậy bên nào nhận phần hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được nhận thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
Về nghĩa vụ thanh toán:
Vợ chồng phải có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ chung. Các bên có thể tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết. Trường hợp vợ chồng có khoản nợ riêng khi giải quyết Tòa án sẽ xem xét nghĩa vụ của từng người.
Kết luận:
Hiện nay, tình trạng ly hôn diễn ra với số lượng lớn nếu như có sự thuận tình của vợ chồng thì việc giải quyết sẽ giải quyết thuận lợi hơn. Song việc ly hôn đơn phương diễn ra nhiều dẫn đến tình trạng không thỏa thuận được về con cái, tài sản đã làm việc ly hôn của vợ chồng trở nên căng thẳng và phức tạp. Để tránh tình trạng tranh chấp xảy ra khi ly hôn bạn có thể liên hệ đến công ty chúng tôi để được tư vấn bởi các Luật sư có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có giải pháp tối ưu, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn khi ly hôn.
 
6. Không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, theo căn cứ tại quy định của khoản 14, điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trong gia đình thì người cha và người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Tuy vậy, trong thực tế thì sẽ có thể mối quan hệ về cuộc hôn nhân đó không có hạnh phúc, không thể tiếp tục cuộc sống chung.Khi đó, một trong hai bên hoặc cả hai vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Theo đó, khách hàng thắc mắc việc không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào? bởi hiện nay thực trạng nhiều người mà trực tiếp nuôi dưỡng con nói riêng và người trong gia đình nói chung đã có hành vi không cho người trực tiếp nuôi con được thăm con sau ly hôn.
Sau đây, ở bài viết này Luật Hoàng Phi sẽ đề cập về nội dung giải đáp các vướng mắc trên của quý vị.
Ly hôn là gì?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, theo căn cứ tại quy định của khoản 14, điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Quy định của pháp luật về ly hôn
Trước khi đi vào nội dung về giải đáp thắc mắc về vấn đề không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào? , chúng tôi sẽ giới thiệu một số khái quát cơ bản về quy định của pháp luật về ly hôn, cụ thể như sau:
– Các hành vi cấm ly hôn
+ Ly hôn giả tạo
+ Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn và cản trở ly hôn
– Quyền yêu cầu về giải quyết ly hôn căn cứ theo quy định tại điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014
+ Vợ hoặc chồng hoặc là cả hai vợ chồng đều là người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết về ly hôn.
+ Người thân thích khác, cha, mẹ có quyền về việc yêu cầu bên Tòa án giải quyết ly hôn nếu một bên chồng, vợ mà bị bệnh tâm thần hay mắc bệnh nào khác không thể làm chủ hoặc nhận thức được hành vi của chính mình. Đồng thời bên chồng hoặc vợ là nạn nhân bạo lực gia đình mà chồng, vợ của họ đã gây ra ảnh hưởng tới tính mạng, tinh thần, sức khỏe của họ một cách nghiêm trọng.
+ Chồng không có quyền về yêu cầu ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, đang có thai hoặc sinh con.
– Các trường hợp ly hôn: gồm có 2 trường hợp:
+ Thuận tình ly hôn
Khi cả hai vợ chồng mà có cùng yêu cầu về việc ly hôn, nếu cả hai bên cùng tự nguyện ly hôn và về việc trông nom con, nuôi dưỡng, giáo dục con cái chia tài sản đã được thỏa thuận dựa trên cơ sở về đảm bảo quyền lợi của vợ và con chính đáng thì khi đó Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn.
Nếu trường hợp thỏa thuận mà vợ và con không được bảo đảm quyền lợi chính đáng hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
+ Ly hôn theo yêu cầu từ một bên
Nếu một bên phía vợ hoặc chồng có yêu cầu để ly hôn khi hòa giải ở Tòa án mà không thành thì khi đó Tòa án sẽ xét về vấn đề chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình hay không? hoặc có hành vi vi phạm trong quyền, nghĩa vụ vợ, chồng gây ra hôn nhân bị lâm vào tình trạng đời sống chung không thể kéo dài được, trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Nếu chồng hoặc vợ của người mà bị Tòa án tuyên bố là mất tích có yêu cầu ly hôn thì khi đó tòa án giải quyết ly hôn.
Nếu có yêu cầu từ chồng về việc ly hôn khi vợ sinh con, đang nuôi con mà dưới 12 tháng tuổi, vợ đang có thai thì khi có căn cứ về vợ hoặc chồng mà có hành vi bạo lực gia đình gây ra ảnh hưởng tính mạng, tinh thần, sức khỏe nghiêm trọng của người kia, từ đó Tòa án làm căn cứ giải quyết ly hôn.
– Thời điểm chấm dứt cuộc hôn nhân, trách nhiệm về việc gửi quyết định, bản án ly hôn
+ Tính từ ngày quyết đinh, bản án từ Tòa án có hiệu lực pháp luật thì khi đó quan hệ hôn nhân bị chấm dứt.
+ Phải gửi quyết định, bản án ly hôn mà đã có hiệu lực pháp luật tới cơ quan trước đó đã đăng ký kết hôn để có thể ghi nhận vào sổ hộ tịch. Ngoài ra, quyết định, bản án ly hôn này còn được gửi cho hai bên ly hôn, cơ quan,tổ chức, cá nhân khác theo quy định. Trách nhiệm về việc gửi quyết định, bản án ly hôn chính là Tòa án đã thực hiện việc giải quyết ly hôn.
– Nguyên tắc giải quyết về tài sản của chồng, vợ khi ly hôn
+ Vợ chồng khi ly hôn thì có quyền tự thỏa thuận về tất cả các vấn để, bao gồm cả việc phân chia tài sản. Khi cả hai vợ chồng mà không thỏa thỏa thuận được đồng thời có yêu cầu thì khi đó Tòa án sẽ xem xét và quyết định về việc áp dụng chế độ tài sản từ thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó tùy vào trường hợp cụ thể thì Tòa án xử lý như dưới đây:
Nếu không có văn bản về sự thỏa thuận nội dung chế độ tài sản của vợ chồng hay bản bị Tòa án tuyên bố vô hiệu tòa bộ về văn bản của thỏa thuận nội dung chế độ tài sản của vợ chồng thì lúc đó sẽ áp dụng theo luật định về chế độ tài sản vợ chồng để có thể chia tài sản của họ.
Nếu có văn bản thỏa thuận và văn bản đó không bị tuyên bố về vô hiệu toàn bộ từ Tòa án về chế độ tài sản vợ chồng thì sẽ áp dụng nội dung trong văn bản thỏa thuận để có thể chia tài sản khi ly hôn.
Nếu một số vấn đề mà được thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu, không được thỏa thuận thì khi đó áp dụng quy định theo Luật hôn nhân và gia đình để có thể chia tài sản.
+ Khi giải quyết vấn đề ly hôn mà có yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng thì Tòa án sẽ xem xét và giải quyết cùng với yêu cầu phân chia tài sản vợ chồng ly hôn.
+ Tòa án sẽ xác định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản với người thứ ba hay không từ đó đưa người thứ 3 tham gia tố tụng ( tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) khi chia tài sản chung.
Nếu vợ, chồng mà có quyền, nghĩa vụ với người thứ ba về tài sản, kèm theo yêu cầu giải quyết thì khi đó Tòa án phải giải quyết khi thực hiện chia tài sản chung của vợ chồng.
Nếu vợ, chồng mà có quyền, nghĩa vụ với người thứ ba về tài sản, nhưng không có yêu cầu giải quyết thì khi đó Tòa án thì sẽ có sự hướng dẫn để giải quyết bằng một vụ án khác từ Tòa án.
+ Khi áp dụng chế độ tài sản vợ chồng theo quy định của luật định để mà chia tài sản vợ chồng ly hôn thì sẽ được chia theo nguyên tắc là chia đôi. Tuy nhiên, vẫn có thể xác định về tỷ lệ tài sản của vợ chồng được chia dựa theo các yếu tố gồm:
Hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh của người vợ, người chồng
Công sức mà mỗi vợ hoặc chồng đã đóng góp trong việc duy trì, tạo lập, phát triển khối tài sản chung của vợ chồng
Lỗi của mỗi bên nếu vi phạm về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
Bảo vệ lợi ích của mỗi bên trong việc kinh doanh, sản xuất, nghề nghiệp một cách chính đáng để các bên có thể tiếp tục có điều kiện lao động tạo ra thu nhập.
+ Giá trị của tài sản riêng của vợ, chồng và tài sản chung của vợ chồng sẽ được xác định dựa theo giá thị trường ở thời điểm mà giải quyết sơ thẩm vụ việc.
+ Tòa án sẽ xem xét về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hay không có tài sản tự nuôi mình và không có khả năng được lao động, con chưa thành niên khi chia tài sản ly hôn.
Không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào?
Trong phần nội dung này chúng tôi xin giải đáp thắc mắc về vấn đề không cho thăm con sau khi ly hôn xử lý thế nào? trong phần mục này theo quy định pháp luật hiện hành.
Theo căn cứ tại quy định của điều 82, điều 83 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người cha, mẹ mà trực tiếp nuôi con và không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“ Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Như vậy, ở quy định mà chúng tôi đã trích dẫn bên trên thì sau khi ly hôn người mà không trực tiếp nuôi con vẫn có thể đến thăm nom con mà không ai có quyền cản trở. Đối với cha, mẹ mà trực tiếp nuôi con, đồng thời các thành viên khác trong gia đình cũng không được cản trở người mà không trực tiếp nuôi con khi chăm sóc, thăm nom và giáo dục con.
Nếu có các hành vi vi phạm trên sẽ bị xử phạt hành chính, căn cứ theo điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“ Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Không chu cấp có được quyền thăm con?
Dựa vào quy định tại điều 82, điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mà chúng tôi đã trích dẫn ở trong nội dung của phần trên của bài viết này thì người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ về cấp dưỡng và quyền thăm con. Tuy nhiên, hiện tại thì chưa có quy định nào về nghĩa vụ chu cấp, cấp dưỡng cho con gắn liền với quyền lợi thăm con.
Điều 110 của Luật này có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của mẹ, cha đối với con, theo đó, người cha, mẹ chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có tài sản để tự nuôi mình và không có khả năng để lao động nếu không sống chung với con (hoặc sống chung nhưng vi phạm về nghĩa vụ nuôi dưỡng con).
Như vậy thì một số trường hợp theo quy định thì không bắt buộc người cha hoặc người mẹ cấp dưỡng cho con. Theo đó, quyền của người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn được thăm con mặc dù không chu cấp.
 
 
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 
 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn!.

Hình ảnh văn phòng bào chữa