Tư vấn về quyền thăm gặp con sau ly hôn quy định thế nào?

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn được quy định như thế nào ?
a. Khi nào vợ phải cấp dưỡng cho chồng sau khi ly hôn?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) 2014, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng khi người đó là người:
 
- Chưa thành niên;
 
- Đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
 
- Gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.
 
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định.
 
Theo đó, sau khi ly hôn, thông thường nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra với cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con (theo khoản 2 Điều 82 Luật HN&GĐ 2014). Đây là nghĩa vụ bắt buộc nếu cha, mẹ không có thỏa thuận khác.
 
Tuy nhiên, cấp dưỡng sau khi ly hôn không chỉ áp dụng với cha, mẹ và con mà còn áp dụng với vợ, chồng. Cụ thể, Điều 115 Luật HN&GĐ nêu rõ:
 
Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình
 
Tuy nhiên, Luật không quy định cụ thể “khó khăn, túng thiếu” đến mức nào thì vợ, chồng sau khi ly hôn phải cấp dưỡng cho nhau. Do đó, việc nhận định khi nào vợ chồng sau khi ly hôn phải cấp dưỡng cho người còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định của Tòa án.
 
Thực tế cho thấy, sau khi ly hôn, nhiều cặp vợ chồng sẽ không còn muốn “dính dáng” đến nhau nữa nên chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết, quá khó khăn thì một trong hai người mới muốn người còn lại cấp dưỡng.
 
b. Trường hợp nào vợ được ngừng cấp dưỡng cho chồng?
Không phải mọi trường hợp vợ đã cấp dưỡng cho chồng sau khi ly hôn thì phải luôn thực hiện nghĩa vụ này. Bởi tại Điều 118 Luật HN&GĐ, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị chấm dứt khi:
 
- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
 
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
 
- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
 
- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
 
- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
 
- Trường hợp khác.
 
Căn cứ quy định trên, vợ hoặc chồng phải cấp dưỡng cho người còn lại sau khi ly hôn sẽ được chấm dứt nghĩa vụ này nếu:
 
- Do hai bên thỏa thuận;
 
- Do người được cấp dưỡng sau khi ly hôn thì đã kết hôn với người khác;
 
- Người được cấp dưỡng hoặc người cấp dưỡng chết.
 
2. Tư vấn khoản tiền cấp dưỡng sau khi ly hôn ?
 
Tại khoản 24, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định
 
24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
 
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 58, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
 
"Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn
 
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này".
 
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
 
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
 
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
 
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
 
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
 
Thêm vào đó tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình có quy định cụ thể về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
 
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con."
 
Điều 116. Mức cấp dưỡng
 
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
 
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
 
Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
 
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
 
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
 
3. Tư vấn về quyền thăm gặp con sau ly hôn quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về quyền được thăm nom con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi dưỡng như sau:
 
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
 
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
 
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
 
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".
 
ls22
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
 
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.
 
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
 

Hình ảnh văn phòng bào chữa