So sánh tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. So sánh tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ?

Phân biệt hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có tác dụng nhận thức đúng đắn về đặc điểm pháp lý của hai tội, không nhầm lẫn. Về thực tiễn phân biệt tìm ra sự khác nhau giữa hai tội có tác dụng đảm bảo định tội chính xác, truy cứu trách nhiệm hình sự đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của mỗi tội, không làm oan sai người phạm tội.

Trả lời:

Điều 174 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàu sản giống nhau và khác nhau như thế nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 BLHS có nhiều điểm tưởng như giống nhau nhưng đây là hai tội độc lập, hoàn toàn khác nhau.

Sự giống nhau của hai tội thể hiện như sau:

+ Cả hai tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàu sản đều xâm phạm đến khách thể là quyền sở hữu đối với tài sản;

+ Mặt khách quan của cả hai tội đều được thực hiện bằng phương pháp hành động, đều thể hiện ở hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Hai tội này đều dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Cả hai tội đều được coi là hoàn thành từ khi chiếm đoạt được tài sản.

+ Mặt chủ quan của tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều có hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội đều thấy trước hành vi lừa đảo hoặc hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là nguy hiểm cho xã hội, hành vi ấy đều gây thiệt hại cho quyền sở hữu của chủ tài sản, tuy nhiên người phạm tội đều mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác với mục đích vụ lợi.

+ Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều là bất kỳ người nào, đủ độ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Để truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội này, điều luật đều quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị thấp hơn mức quy định thì đòi hỏi người thực hiện hành vi phải đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc hành vi chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng.

Sự khác nhau của hai tội thể hiện như sau:

+ Hai tội khác nhau về giá trị của tài sản bị chiếm đoạt quy định trong khoản 1 của hai điều luật. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt ở tội lừa đảo là từ 2.000.000 đồng trở lên; Giá trị tài sản bị chiếm đoạt ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ 4.000.000 đồng trở lên.

+ Thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của hai tội này hoàn toàn khác nhau. Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng thủ đoạn gian dối gây lòng tin đối với chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản cho họ. Để chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội lừa đảo phải dùng thủ đoạn gian dối trước. Chính thủ đoạn gian dối là nguyên nhân làm người có tài sản tin tưởng mà trao tài sản. Thủ đoạn gian dối là nguyên nhân nhận được tài sản của người khác để chiếm đoạt tài sản ấy. Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn khác với người lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mặc dù sự chiếm đoạt tài sản có tính chất gian dối. Người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bằng cách vay, mượn, thuê, hợp đồng với chủ tài sản để chủ tài sản giao tài sản cho người phạm tội. Họ nhận được tài sản từ chủ tài sản một cách hợp pháp , ngay thẳng. Sau khi nhận được tài sản người phạm tội mới thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản ấy. Sự gian dối chiếm đoạt tài sản sảy ra sau khi nhận được tài sản nên lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là bội tín (phản bội lòng tin ) của chủ tài sản.

+ Hình phạt quy định với tội lừa đảo nặng hơn so với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hình phạt cao nhất với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tù chung thân; Hình phạt cao nhất với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tù 20 năm.

2. Khởi kiện hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Thưa luật sư Minh Khuê ! Tôi là một tiểu thương mua bán tại chợ. Cách đây gần một tháng có một người phụ nữ tầm 55-60 tuổi nói là quê An Giang ( chưa xác thực) và hành nghề bỏ sỉ đường, đậu cho các tiệm tạp hóa, người này đem thuốc "ngầu hầm" (1 dạng thuốc hút) lại cho tôi bán và nói là bán xong thì trả tiền sau:
Tôi treo lên bán thì có vài người mua, trong đó có một người đàn ông tầm 50 ngoài tuổi nói ở Xáng 3 ( chưa xác thực) lại mua khoảng 3-4 lần và lần nào cũng mua hết, ông ta còn hứa hẹn sẽ mua số lượng nhiều để bán cho những người đi biển. Ngày 12/5/2016 , người phụ nữ trên lại bỏ thuốc cho tôi, bà ta nói rằng khoảng 4 tháng nữa mới xuống một lần nên nói tôi lấy đủ bán, lúc đó người đàn ông kia cũng gọi điện và đặt tôi 6 cây thuốc, 1 cây bán ra được 500.000 và hứa hẹn một tuần mua một lần với lí do như trên. Thấy mua và bán cũng nhiều lần nên tôi lấy 5 bao với 125 cây thuốc, 1 cây giá vốn là 380 ngàn đồng , tổng số tiền mua là 47.500.000.
Sau đó bà ta kêu tôi trả trước 17.500.000, phần còn lại ( 30.000.000) sẽ trả sau khi bà ta xuống, nếu không bán hết thuốc có thể trả lại. Vì mua bán đã quen nên khi bà ta giạo 5 bao thuốc thì tôi trả 17.500.000 nhưng khi tôi kiểm tra các bao thuốc thì hầu như cây thuốc nào cũng có pha lá khô vụn vào, lúc này tôi gọi điện thoại thì ba ta hứa sẽ quay lại đổi nhưng sau đó đi mất, còn người đàn ông mua thuốc kia cũng không quay lại lấy thuốc như đã hứa. Hiện tại tôi chỉ có 2 số điện thoại của người bán thuốc và người đàn ông mua thuốc mà tôi nghi là có móc nối với người phụ nữ kia lưà gạt tôi. Ngoài ra tôi còn có hình của người phụ nữ kia .
Vậy tôi có thể khởi kiện 2 đối tượng trên về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Xin chân thành cảm ơn quý Luật sư !

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn đưa ra, bạn cho rằng người bán thuốc này có dấu hiệu lừa đảo trong việc bán thuốc tức là có dấu hiệu tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau :

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Vậy người phạm tội lừa đảo chiềm đoạt tài sản phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối , đưa ra thông tin giả nhằm mục đích cho nạn nhân tin và giao tài sản cho mình . Ở đây người bán thuốc đã câu kết với người đóng giả làm khách mua thuốc nhằm lừa dối bạn và khiến bạn mua thuốc giả của họ đã cấu thành tội lừa đảo chiềm đoạt tài sản .

Mătj khác, người này bán thuốc giả cho bạn với tổng giá trị đơn hàng là 47.500.000 đồng nên bạn cũng có thể tố cáo hành vi sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc của người này theo Điều 194 BLHS :

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Việc khởi tố vụ án này , tuy bạn không biết thông tin gì về người đã giao dịch với bạn , bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi lên công an cấp quận, huyện nơi bạn có hộ khẩu thường trú kèm theo các bằng chứng ( như thuốc giả , hình ảnh của người đó , số điện thoaij ) để được điều tra và giải quyết .

3. Hỏi về tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản ?

Kính thưa quý luật sư! Cho tôi hỏi vấn đề như sau: Theo Bộ luật hình sự vừa được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vừa qua thì: Nếu trường hợp tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang chấp hành hình phạt là chung thân, sau khi BLHS có hiệu lực từ 1/7/2016 thì có được chuyển xuống khung hình phạt cao nhất là 20 năm không ạ?
Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

....

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

 

Theo đó, mức cao nhất của khung hình phạt tại khoản này là tù chung thân theo quy định tại Khoản 4 Điều 174 nêu trên chứ không phải hình phạt tù 20 năm.

4. Mức hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Trước hết em xin cảm ơn luật sư và nhờ luật sư giải đáp thắc mắc cho em hiểu về hành vi anh của em. Tình tiết là như sau. Anh của em do mở cty làm ăn thất bại nên nợ nằng nhìều lắm. Nên 2 vợ chồng anh em đã làm giấy tờ giả để thuê xe oto đem đi cầm với số tiền cầm cố những chiếc xe oto đã cầm cho nhiều người là 3 tỷ đồng. Nhưng anh của em đã mất khả năng trả nợ để chuộc xe ra nên anh em đã bỏ trốn được 1 thời gian cho mọi chuyện nguôi ngoai rồi đi làm kiếm tiền trả nợ cho người bị hại.
Nhưng khi anh em biết tin có lệnh truy nã và anh em xin về đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Nhưng trước khi ra đầu thú anh của em có điện thoại gặp mặt trao đổi với những người bị hại để họ thông cảm và cho con đường sống để làm trả nợ. Và những người bị hại đã đồng ý và tha lỗi cho anh em. Họ hứa khi ra tòa sẽ yêu cầu tòa không truy cứu gì hết và chỉ mong anh em được nhẹ án để sao này đi làm kiếm tiền trả họ. Và đồng thời yêu cầu truy cứu vợ anh của em vì chị kia người ta biết là mọi chuyện không phải anh này muốn và làm nên muốn truy cứu chị kia.
Vậy xin hỏi luật sư anh của em phải chịu mức án thế nào và vợ của anh em cũng vậy. Và có được giảm nhẹ không hay không phải truy cứu trách nhiệm hình sự ?
Mong luật sư tư vấn tận tình giúp đở gia đình em thành thật cảm ơn.Cảm ơn luật sư rất nhiều.

Trả lời:

Bạn nói 2 vợ chồng anh em đã làm giấy tờ giả để thuê xe oto. Như vậy hai vợ chồng anh trai bạn đã phạm tội quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

Khi anh bạn làm giả giấy tờ để đi thuê xe và sau đó cầm cố chiếc xe đó cho nhiều người được 3 tỷ, khi anh bạn không có khả năng trả nợ và chuộc xe anh bạn đã bỏ chốn.Như vậy hành vi của anh trai bạn đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

....

Như vậy trường hợp này của anh bạn đã vi phạm vào quy định tại khoản 4 và có thể bị phạt tù 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Như vậy vợ chồng anh trai bạn đã phạm phải 2 tội theo quy định của bộ luật hình sự.Mức hình phạt sẽ do tòa án căn cứ vào mức độ phạm tội, nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ của tội phạm mà tòa án quyết định đưa ra hình phạt,

Bạn hỏi về trường hợp được giảm nhẹ. Nếu như anh trai của bạn được tất cả những người đồng ý kiện anh trai ban rút đơn khởi kiện thì đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo chứ 2 tội danh nêu trên không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại theo quy định của Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

5. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Thưa luật sư, luật sư có thể trả lời giúp tôi 1 vấn đề được không? Tôi có giao dịch bán hàng với 1 người ở xa, người đó lấy hàng của tôi nhưng lại không chịu thanh toán, còn nói ở trên mạng đi lừa đảo là chuyện bình thường.
Tôi cũng biết nhưng vì là khách quen nên mới tin tưởng, giờ người đó không chịu trả tiền, tôi không có nhiều chứng cứ chỉ có cuộc nói chuyện về số hàng và số tiền mà người đó mua và phải trả, vậy cuộc nói chuyện được có thể xem là chứng cứ được không? Và nếu như người đó không chịu trả tiền tôi có thể kiện người đó tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Số tiền hơn 6 triệu chính xác là 6.300.000 ngàn đồng.
Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Thứ nhất, về hợp đồng mua bán mà hai bên đã xác lập:

Theo quy định tại Điều 430 có quy định về hợp đồng mua bán tài sản:

Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền

1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

Ở đây, bên mua đã không trả tiền đúng quy định do đó đã trực tiếp xâm hại tới quyền của bên bán. Do đó, bạn với tư cách là người bán hoàn toàn có thể yêu cầu bên mua trả số tiền mua hàng, đồng thời có thể đòi khoản lãi do bên mua trả chậm tính theo số ngày trả chậm.

Thứ hai, về vấn đề khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Theo quy định Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

...

Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, bên mua nhận hàng nhưng không trả tiền và lấy lí do “ở trên mạng đi lừa đảo là chuyện bình thường”. Có thể thấy, bên mua đã lợi dụng lòng tin và thông qua hợp đồng mua bán miệng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn, số tiền cụ thể là 6.300.000 ngàn đồng. Những hành vi và giá trị tài sản nêu trên đã đầy đủ và phù hợp với cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa để đòi lại tiền và tố cáo tội danh của bên mua.

Như vậy, để cuộc nói chuyện về số hàng và số tiền mà người đó mua và phải trả của bạn trở thành chứng cứ, khi khởi kiện, bạn cần nộp kèm bản ghi âm cuộc nói chuyện nêu trên để cơ quan điều tra tiến hành xác minh, chứng thực và giám định để khẳng định tính chân thực của cuộc nói chuyện này. Ngoài ra, bạn có thể nộp kèm một số chứng cứ khác trước tòa, ví dụ như giấy tờ vận chuyển hàng hóa (nếu có) để thông tin về vụ việc thêm rõ ràng và minh bạch.

Trân trọng./.


LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN LUẬT THƯỜNG XUYÊN TRÊN HTV, VTV, THQH, THVL1…

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Hình ảnh văn phòng bào chữa