Luật Sư Chuyên Hình Sự

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Chương VII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7 quy định cụ thể những biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế tội phạm và những trường hợp bị công an bắt để tạm giam.

Theo điều 109, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất cảnh.

Các trường hợp bắt người gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Điều 110 quy định trong những trường hợp khẩn cấp sau đây, cảnh sát được giữ người: Thứ nhất, khi có đủ căn cứ để xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thứ hai, người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Thứ ba, khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người.

Bắt người phạm tội quả tang

Theo quy định tại điều 111, với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay chơ cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Khi bắt người phạm tội quả tang, người nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt.

Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt người đang bị truy nã

Việc bắt giữ người bị truy nã được quy định tại điều 112. Cụ thể, với người đang bị truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Giống như khi bắt người phạm tội quả tang, khi bắt người đang bị truy nã, người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Theo điều 113, những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam bao gồm: thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp, chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân và chánh án, phó chánh án tòa án quân sự các cấp, hội đồng xét xử.

Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt, lý do bắt… Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định, giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

Ngoài ra, điều luật còn nêu rõ không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

LS TRẦN MINH HÙNG – TRƯỞNG HÃNG LUẬT GIA ĐÌNH

Khám nhà sẽ có hai hình thức đó là theo thủ tục tố tụng hình sự hoặc thủ tục hành chính. Nếu khám nhà theo thủ tục tố tụng hình sự thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 195 BLTTHS 2019 như sau:

"1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

1. Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người.
2. Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm.
3. Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.
4. Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình.
5. Có tổ chức.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
7. Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

I. Luật sư tư vấn, tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi trong vụ án hình sự

Chúng tôi, các luật sư có nhiều kinh nghiệm và am hiểu chuyên sâu lĩnh vực pháp luật hình sự, nhận tham gia bào chữa - bảo vệ quyền lợi trong vụ án hình sự theo quy định pháp luật. Luật sư tiến hành các công việc sau:

  • Nguyên cứu hồ sơ, trao đổi tìm hiểu thông tin vụ án với khách hàng;
  • Đưa ra những phương án cụ thể đối với từng vụ việc, đánh giá điểm pháp lý trong vụ án. Đồng thời, chúng tôi đưa ra phương án xử lý vụ việc;
  • Giúp khách hàng hiểu rõ trình tự thủ tục tố tụng hình sự.
BÀI BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THUƠNG VIỆT NAM TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ÁN HUỲNH THỊ HUYỀN NHƯ

          
   
             BÀI BẢO VỆ QUYỀN, LỢI  ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THUƠNG VIỆT NAM  TẠI PHIÊN TỎA PHÚC THẨM VỤ ÁN HUỲNH THỊ HUYỀN NHƯ
 
 
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Thưa vị đại diện Viện Kiểm sát và Quý Luật sư đồng nghiệp,
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (gọi tắt là Vietinbank) gồm có 5 luật sư. Chúng tôi thống nhất phân công phát biểu theo thứ tự như sau:
1/-Tôi, luật sư Nguyễn Văn Trung thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM phát biểu ý kiến chung về vụ án, phần liên quan đến yêu cầu kháng cáo của Công ty CPTM và Đầu tư Hưng Yên và Ngân hàng TMCP Nam Việt.

Bị kết án tử hình do nhận hối lộ mà đã nộp lại hơn ba phần tư tài sản nhận hối lộ thì có được hoãn thi hành án hay không?

Anh tôi nhận hối lộ mà bị kết án tử hình. Mà giờ gia đình đã nộp lại hơn ba phần tư số tiền nhận hối lộ. Vậy thì có được hoãn thi hành án tử hình không? Trình tự hoãn như thế nào?

Bị kết án tử hình do nhận hối lộ mà đã nộp lại hơn ba phần tư tài sản nhận hối lộ thì có được hoãn thi hành án không?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 81 Luật thi hành án tử hình 2019 quy định về các trường hợp được hoãn thi hành án tử hình như sau:

Hình sự:

Theo Điều 107 Bộ luật Tố tụng Hình sự, quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC BẮT NGƯỜI MÀ PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH

Bắt người là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.

Luật tư vấn cung cấp đến quý khách hàng những trường hợp được bắt người theo quy định của pháp luật 

Cơ sở pháp lý


- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về pháp luật Hình sự

Câu hỏi - Có hành vi xúc phạm danh dự người khác thì bị xử lý như thế nào?

Xin chào luật sư VPLS GIA ĐÌNH! Xin nhờ luật sư tư vấn giúp. Gia đình G mất tài sản, G có nghi ngờ và nói với nhau nghe anh A làm việc trên và anh B tiêu thụ tài sản mất trộm. Việc trên bị C và D nghe thấy và nói với làng xóm xung quanh, khẳng định là anh A và B cùng thực hiện việc trộm cắp trên. A, B làm đơn kiện G về việc xúc phạm danh dự. Xin hỏi, với việc xúc phạm danh dự trên thì người chịu trách nhiệm có phải là G tôi không? Cám ơn luật sư! Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến VPLS GIA ĐÌNH, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

1. Dịch vụ Luật sư tham gia tranh tụng tại Tòa án bao gồm:

- Cử luật sư tiếp cận với thân chủ để trao đổi công việc, tình huống cụ thể.

- Cử luật sư nghiên cứu hồ sơ cụ thể, đánh giá phương án, báo giá dịch vụ.

- Cử luật sư xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ công việc tham gia tố tụng.

Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người đã bồi thường thiệt hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

 

Em tôi gây tai nạn giao thông làm chết người. Gia đình tôi có thăm hỏi và bồi thường 100 triệu đồng, có xác nhận của công an. Như vậy em tôi có bị ra tòa nữa không?

Đề nghị tư vấn:

Em tôi tham gia giao thông gây tai nạn giao thông, người bị tai nạn đã mất, gia đình tôi có thăm hỏi và phụ gia đình người bị tai nạn 20 triệu để lo mai táng. Nay cơ quan công an gọi gia đình chúng tôi lên và yêu cầu phải đóng 80 triệu đồng để giảm nhẹ tình tiết tai nạn, thay mặt gia đình bố tôi đã ký. Có đại diện gia đình người bị nạn và họ cũng cùng đồng ý. Cho tôi hỏi nếu như vậy em tôi có bị ra tòa hay không? Và hình phạt đối với người gây tai nạn là như thế nào?

Trả lời: