Luật Sư Chuyên Hình Sự

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Chương VII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7 quy định cụ thể những biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế tội phạm và những trường hợp bị công an bắt để tạm giam.

Theo điều 109, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất cảnh.

Các trường hợp bắt người gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Điều 110 quy định trong những trường hợp khẩn cấp sau đây, cảnh sát được giữ người: Thứ nhất, khi có đủ căn cứ để xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thứ hai, người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Thứ ba, khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người.

Bắt người phạm tội quả tang

Theo quy định tại điều 111, với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay chơ cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Khi bắt người phạm tội quả tang, người nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt.

Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt người đang bị truy nã

Việc bắt giữ người bị truy nã được quy định tại điều 112. Cụ thể, với người đang bị truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Giống như khi bắt người phạm tội quả tang, khi bắt người đang bị truy nã, người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Theo điều 113, những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam bao gồm: thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp, chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân và chánh án, phó chánh án tòa án quân sự các cấp, hội đồng xét xử.

Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt, lý do bắt… Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định, giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

Ngoài ra, điều luật còn nêu rõ không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

LS TRẦN MINH HÙNG – TRƯỞNG HÃNG LUẬT GIA ĐÌNH

Một số vấn đề về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định của pháp luật hình sự

ThS. ĐOÀN THỊ NGỌC HẢI – ThS. NGUYỄN VĂN ĐIỀN - Đất nước ta đang trong thời kì xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại phát sinh ngày càng phong phú và đa dạng. Nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, góp phần bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, từng bước loại bỏ tình trạng “hình sự hóa” các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại hay “dân sự hóa” các hành vi phạm tội. Vì vậy, việc nhận diện đúng quan hệ dân sự với hành vi phạm tội để từ đó áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, khách quan, đầy đủ và chính xác là vô cùng quan trọng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đi sâu phân tích về các hành vi, đồng thời giúp độc giả nhận thức rõ về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015.

 

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự được quy định như thế nào?

 

Xin chào, tôi tên Lập Duy là sinh viên năm 3 trường Đại học Luật Tp.HCM. Để hoàn thiện bài thuyết trình của mình tôi có tìm hiểu về những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, do thời gian phải hoàn thành bài gấp nên bên cạnh sự tìm hiểu của tôi thì cần lắm sự hỗ trợ từ Ban biên tập, cụ thể: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! (01233**)

Người tâm thần có những hành vi vi phạm pháp luật gây tổn hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác là một hiện tượng hết sức nguy hiểm cho xã hội. Pháp luật hiện hành có quy định tình trạng không có năng lực, trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi thực sự nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 2, Điều 49 của Bộ Luật Hình sự (BLHS) 2015 cũng quy định người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 thì trước khi bị kết án cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định của pháp luật hình sự năm 2020 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) thì Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản pháp luật quy định 4 khung hình phạt.

– Đối với khung hình phạt bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp cụ thể pháp luật quy định.

Quy định triệu tập bị can trong vụ án hình sự như thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát theo quy định. Trong đó, quy định triệu tập bị can trong vụ án hình sự như thế nào? Quy định pháp luật về việc triệu tập bị can? Ai là người có thẩm quyền triệu tập bi can?

Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc triệu tập bị can như sau:

1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Tạm giam - những vấn đề cơ bản cần lưu 

Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Biện pháp tạm giam có vai trò, ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo thực hiện quá trình tố tụng.

 

Khái niệm tạm giam:

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án dân sự.

Những điểm mới về quyền bào chữa trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Tại khoản 5, Ðiều 103 Hiến pháp quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo'”. Quy định này là nền tảng pháp lý cơ bản để nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa và đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo được thực thi trên thực tế. Ðồng thời đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ với Viện kiểm sát nhân dân, hướng tới nền tố tụng tranh tụng công khai, bình đẳng, hướng tới giải quyết vụ án khách quan, đúng sự thật, toàn diện và triệt để.

Như vậy, về mặt pháp lý, như nội dung Ðiểm (a), (b) Khoản 1 Ðiều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định có hai trình tự cuộc gặp của người bào chữa: Thứ nhất, cuộc gặp, làm việc riêng, chủ động của người bào chữa với người bị tạm giữ, tạm giam. Theo đó cơ sở giam giữ phải giải quyết yêu cầu gặp mặt của người bào chữa, trong trường hợp cần thiết thì báo với cơ quan thụ lý vụ án để cử người tham gia giám sát, chứ không thể lấy lý do cơ quan điều tra không đồng ý, hoặc điều tra viên bận không tham dự, để từ chối việc luật sư yêu cầu gặp mặt người bị tạm giữ, tạm giam. Thứ hai, người bào chữa tham dự cuộc làm việc, hỏi cung theo kế hoạch của cơ quan điều tra, điều tra viên; chỉ được đặt câu hỏi khi được điều tra viên đồng ý, nếu được phép đặt câu hỏi và trả lời thì nội dung phải ghi rõ trong biên bản, luật sư đọc lại, xác nhận và ký tên trên biên bản.
Do đó, cùng với các kiến nghị, góp ý bằng văn bản, Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong cuộc gặp đại diện lãnh đạo Bộ Công an vào ngày 23-8-2019 đã đề nghị Bộ Công an sớm ban hành Thông tư mới nhằm hướng dẫn, quán triệt để cơ quan điều tra các cấp, các điều tra viên, cán bộ điều tra, cán bộ có thẩm quyền của cơ sở giam giữ cần nhận thức thống nhất và bảo đảm tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa nói chung và quyền gặp riêng của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, không bị giới hạn thời gian gặp, làm việc và có hướng dẫn rõ trường hợp nào bị hạn chế gặp hoặc phải có sự giám sát.

1. So sánh tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ?

Phân biệt hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có tác dụng nhận thức đúng đắn về đặc điểm pháp lý của hai tội, không nhầm lẫn. Về thực tiễn phân biệt tìm ra sự khác nhau giữa hai tội có tác dụng đảm bảo định tội chính xác, truy cứu trách nhiệm hình sự đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của mỗi tội, không làm oan sai người phạm tội.

Trả lời:

Điều 174 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

Tháo gỡ khó khăn cho luật sư: Cần bổ sung các quy định về quyền bào chữa

Trong giai đoạn xét xử tại Tòa án (TA) còn một số bất cập, vướng mắc dẫn đến quyền hành nghề của Luật sư (LS) còn hạn chế…Chính vì vậy cần sửa đổi bổ sung các qui định về quyền bào chữa của LS trong Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 để tăng cường trách nhiệm của cả TA và LS trong việc "nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa”. Đây là một trong vấn đề được nêu ra tại Hội thảo "Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động hành nghề của luật sư trong giai đoạn xét xử tại tòa án” ngày 20-7, do Liên đoàn LS Việt Nam tổ chức.