Luật Sư Chuyên Hình Sự

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Chương VII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7 quy định cụ thể những biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế tội phạm và những trường hợp bị công an bắt để tạm giam.

Theo điều 109, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất cảnh.

Các trường hợp bắt người gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Điều 110 quy định trong những trường hợp khẩn cấp sau đây, cảnh sát được giữ người: Thứ nhất, khi có đủ căn cứ để xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thứ hai, người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Thứ ba, khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người.

Bắt người phạm tội quả tang

Theo quy định tại điều 111, với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay chơ cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Khi bắt người phạm tội quả tang, người nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt.

Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt người đang bị truy nã

Việc bắt giữ người bị truy nã được quy định tại điều 112. Cụ thể, với người đang bị truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Giống như khi bắt người phạm tội quả tang, khi bắt người đang bị truy nã, người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Theo điều 113, những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam bao gồm: thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp, chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân và chánh án, phó chánh án tòa án quân sự các cấp, hội đồng xét xử.

Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt, lý do bắt… Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định, giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

Ngoài ra, điều luật còn nêu rõ không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

LS TRẦN MINH HÙNG – TRƯỞNG HÃNG LUẬT GIA ĐÌNH


 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
• Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
• Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
• Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
• Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Pháp luật hình sự là một lĩnh vực đặc thù, liên quan đến sinh mệnh chính trị của người bị buộc tội. Một vụ án Hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn tố tụng ở các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp. Trong tình thế bị nghi ngờ là đã thực hiện hành vi phạm tội và trước các cơ quan pháp luật thông thường bị người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không đủ bình tĩnh và khả năng am hiểu pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình dẫ đến tình trạng có thể bị mớm cung, ép cung, dụ cung dẫn đến bị kết tội oan sai. Thực tiễn cũng đã có rất nhiều vụ án oan sai chấn động dư luận liên quan đến việc bị ép cung, mớm cung. Để tránh tình trạng oan sai xảy ra, ngoài việc nỗ lực của Luật sư thì nhận thức pháp luật của chính người bị nghi ngờ thực hiện tội phạm co ý nghĩa quan trọng. Mọi hoạt động tố tụng, nếu có sự tham gia của Luật sư ngay từ giai đoạn ban đầu sẽ tránh được oan sai.
 Thứ nhất, về biện pháp áp giải dẫn giải
– Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
– Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
+ Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
+ Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
+ Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
1.1. Trường hợp khi quan hệ với bạn gái, bạn chưa đủ 18 tuổi và hai bên hoàn toàn tự nguyện quan hệ. Khi đó, bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự, trước hết đối với tội hiếp dâm vì có yếu tố tự nguyện, đối với tội giao cấu thì bạn không phải là chủ thể của tội giao cấu căn cứ khoản 1 Điều 145 Bộ luật hình sự 2015:
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
1.2. Trường hợp khi quan hệ với bạn gái, bạn chưa đủ 18 tuổi và bạn quan hệ trái ý muốn của bạn gái, cụ thể bạn có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với bạn gái để giao cấu trái với ý muốn của bạn gái, thì bạn phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, đồng thời vì làm bạn gái có thai nên bạn phải chịu tình tiết tăng nặng định khung theo điểm b khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015:
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
b) Làm nạn nhân có thai;
Như vậy, trong trường hợp này bạn phải chịu trách nhiệm hình sự với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, khung hình phạt có thể là từ 6 năm – 10 năm tù hoặc 9 năm – 15 năm tù tùy theo độ tuổi của bạn khi quan hệ (căn cứ Điều 101 Bộ luật hình sự về tù có thời hạn).
1.3 Trường hợp khi quan hệ với bạn gái, bạn đủ 18 tuổi trở lên thì có yếu tố tự nguyện từ bạn gái hay không thì bạn vẫn phạm tội và vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự kể cả gia đình bạn gái có yêu cầu khởi tố hay không.
Căn cứ Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Điều 155: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Theo quy định trên không bao gồm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật hình sự 2015) và tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật hình sự 2015), nên dù gia đình bạn gái không yêu cầu thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu có sự tự nguyện từ hai bên khi quan hệ, thì bạn phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, và vì hai bạn có con chung nên theo điểm d khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015, bạn có tình tiết tăng nặng định khung là làm nạn nhân có thai, khung hình phạt của bạn sẽ từ 3 năm – 10 năm tù.
Nếu quan hệ trái ý muốn với bạn gái, bạn phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, và tình tiết tăng nặng định khung là làm nạn nhân có thai, nên khung hình phạt của bạn sẽ từ 12 năm – 20 năm tù.
Bên cạnh đó, bạn cung cấp thông tin rằng gia đình bạn nữ đang đồng ý cho bạn và bạn nữ lấy nhau nhưng không nó rõ là đã tổ chức đám cưới và về chung sống cùng nhau hay chưa. Bạn có thể bị xử phạt hành chính về hành vi tảo hôn theo quy định tại Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:
Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Căn cứ Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội Đe dọa giết người:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Từ quy định này có thể thấy: nếu người gửi tin nhắn cho nạn nhân có kèm theo những hành động cụ thể khiến nạn nhân biết và tin rằng nếu không quay lại làm thì hành vi giết người sẽ xảy ra thì người gửi tin nhắn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tội đe dọa giết người.
Tuy nhiên, nếu họ chỉ nhắn tin như vậy chứ không có các hành động cụ thể thì chưa thể coi là dấu hiệu của tội đe dọa giết người.
 Hiện tại, theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 không có quy định chế tài xử lý đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Căn cứ theo khoản 1 và 2 Nghị định số 167/2013/NĐ – CP về việc vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy:
  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
  •  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  • Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;
  • Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
  • Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.

Luật sư là một yếu tố không thể thiếu trong việc thi hành các vụ án hình sự. Luật sư hình sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình xét xử, góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, giúp bảo vệ quyền công dân, quyền con người của thân chủ, thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội.

Luật sư hình sự tham gia vào vụ án với tư cách là người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ tùy từng giai đoạn tố tụng.

Luật sư hình sự tham gia vào vụ án dưới các hình thức

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn hỏi tôi kết hôn về được vài ngày thì cảm thấy vợ chồng sống không hạnh phúc nên bỏ đi tới nay đã hơn hai tháng. Lúc đi tôi có mang theo vàng và tiền sau đó đã bán để mua xe. Nhưng cách đây một tháng tôi đã làm giấy tờ trả xe và số tiền còn lại cho chồng tôi. Bây giờ tôi muốn đơn phương ly hôn thì chồng tôi nói sẽ kiện tôi tội lừa đảo hôn nhân. Vậy tôi có ly hôn được không?

Luật sư tư vấn:

Khi mâu thuẫn của vợ chồng bạn trầm trọng, mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được bạn có thể nộp đơn ly hôn ra tòa án để được giải quyết.

Bạn không nói rõ thông tin chồng bạn nói lừa đảo kết hôn về vấn đề gì. Theo quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình,có quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
Điều Hiến pháp 1992 quy định:

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.