Luật Sư Chuyên Hình Sự

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Chương VII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7 quy định cụ thể những biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế tội phạm và những trường hợp bị công an bắt để tạm giam.

Theo điều 109, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất cảnh.

Các trường hợp bắt người gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Điều 110 quy định trong những trường hợp khẩn cấp sau đây, cảnh sát được giữ người: Thứ nhất, khi có đủ căn cứ để xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thứ hai, người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Thứ ba, khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người.

Bắt người phạm tội quả tang

Theo quy định tại điều 111, với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay chơ cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Khi bắt người phạm tội quả tang, người nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt.

Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt người đang bị truy nã

Việc bắt giữ người bị truy nã được quy định tại điều 112. Cụ thể, với người đang bị truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Giống như khi bắt người phạm tội quả tang, khi bắt người đang bị truy nã, người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Theo điều 113, những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam bao gồm: thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp, chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân và chánh án, phó chánh án tòa án quân sự các cấp, hội đồng xét xử.

Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt, lý do bắt… Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định, giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

Ngoài ra, điều luật còn nêu rõ không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

LS TRẦN MINH HÙNG – TRƯỞNG HÃNG LUẬT GIA ĐÌNH

 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 của Bộ luật Hình sự 2015?

 

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 dành ra một chương để quy định về các tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào?

Tội Nhận hối lộ bị xử lý như thế nào?

(LSVN) - Những người có hành vi "Nhận hối lộ" sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Vậy, pháp luật quy định thế nào về tội "Nhận hối lộ", việc nhận hối lộ bao nhiêu thì sẽ bị truy tố?

Ảnh minh họa.

Nhận hối lộ là gì?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, hành vi "Nhận hối lộ" là việc một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào (lợi ích vật chất hoặc phi vật chất) cho chính bản thân người này hoặc cho người, tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc nào đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Tư vấn Luật Hình sự

  • Tư vấn về tôi phạm, cấu thành tội phạm;
  • Tư vần khung hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, chuyển khung hình phạt, chuyển hóa tội phạm;
  • Tư vấn mặt khách quan và chủ quan trong tội phạm;
  • Tư vấn về án tích, thủ tục xóa án tích;
  • Tư vấn tội đồng phạm, phạm tội có tổ chức;
  • Tư vấn về bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự;
  • Tư vấn về tạm hoãn, tạm đình chỉ hình phạt tù;
  • Tư vấn trách nhiệm bồi thường và khung hình phạt cho bị can, bị cáo dưới tuổi vị thành niên.

Thứ nhất: Trước tiên phải cắt nghĩa của từ “ Côn đồ”, theo từ điển tiếng Việt thì Côn đồ là kể chuyên gây sự, hành hung, từ đó thấy rằng đây là chỉ chủ thể, chỉ con người côn đồ chứ không xác định về mặt hành vi côn đồ. Từ đó có thể hiểu theo nghĩa Có tính chất côn đồ có phải là con người đó côn đồ hay đánh giá hành vi đó côn đồ và khái niệm tiếp theo là Phạm tội có tính chất côn đồ? vậy hiểu thế nào là Phạm tội có tính chất côn đồ.

Thứ hai: Tính chất côn đồ được đề cập trong ngôn ngữ và môi trường pháp lý.

Bản án 34/2017/HSST ngày 11/07/2017 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRỰC NINH – TỈNH NAM ĐỊNH

BẢN ÁN 34/2017/HSST NGÀY 11/07/2017 VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 11 tháng 7 năm 2017 tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 34/2017/HSST ngày 08 tháng 6 năm 2017, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số34/2017/TLST ngày 28/6/2017 đối với bị cáo:

Họ và tên : NGUYỄN VĂN T. Sinh năm: 1992

Trú tại: Thôn 15, xã T, huyện T, tỉnh Nam Định.

Nghề nghiệp: Lao động tự do.                 

Trình độ văn hóa: 12/12.

1. Luật sư tư vấn về hình sự
 
Miễn trách nhiệm hình sự là gì? Người được miễn trách nhiệm hình sự có bị coi là tội phạm? Nhiều người vẫn không hiểu rõ về vấn đề này. Đây là một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự. Nó được áp dụng đối với người phạm tội trong những điều kiện nhất định mà Cơ quan tiến hành tố tụng thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
 
Cụ thể, miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó.
 
Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến quy định pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về hình sự hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Văn Phòng Luật Sư Gia Đình để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
 
2. Miễn trách nhiệm hình sự có bị coi là phạm tội không?
 
Hỏi: Chào luật sư, E tôi bị khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích nhưng sau đó được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, tôi muốn hỏi trường hợp này em tôi không phạm tội có đúng không? Xin cảm ơn!
 
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì:
 
Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
 
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
 
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
 
b) Khi có quyết định đại xá.
 

Xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Cho tôi hỏi, xâm phạm chỗ ở của người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? 

Các hành vi nào được xem là xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp?

Căn cứ khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác:

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

Luật sư tư vấn:

Yếu tố cấu thành tội đánh bạc là như thế nào?

Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Đánh bạc được hiểu là nhiều người (ít nhất từ hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật.