Luật Sư Chuyên Hình Sự

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Chương VII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7 quy định cụ thể những biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế tội phạm và những trường hợp bị công an bắt để tạm giam.

Theo điều 109, để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất cảnh.

Các trường hợp bắt người gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Điều 110 quy định trong những trường hợp khẩn cấp sau đây, cảnh sát được giữ người: Thứ nhất, khi có đủ căn cứ để xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thứ hai, người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Thứ ba, khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người.

Bắt người phạm tội quả tang

Theo quy định tại điều 111, với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay chơ cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Khi bắt người phạm tội quả tang, người nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt.

Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt người đang bị truy nã

Việc bắt giữ người bị truy nã được quy định tại điều 112. Cụ thể, với người đang bị truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Giống như khi bắt người phạm tội quả tang, khi bắt người đang bị truy nã, người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Theo điều 113, những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam bao gồm: thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp, chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân và chánh án, phó chánh án tòa án quân sự các cấp, hội đồng xét xử.

Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt, lý do bắt… Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định, giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

Ngoài ra, điều luật còn nêu rõ không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

LS TRẦN MINH HÙNG – TRƯỞNG HÃNG LUẬT GIA ĐÌNH

Luật sư tư vấn và Luật sư tranh tụng


Khác với Luật sư tranh tụng, là những người giúp thân chủ, khách hàng xử lý các vụ kiện trước tòa, Luật sư tư vấn là những người hoạt động âm thầm sau cánh cửa Công ty luật. Họ ít xuất hiện ngoài công chúng hơn, ít ồn ào hơn và ít được biết đến hơn.

Không thể nói là Luật sư tư vấn quan trọng hơn Luật sư tranh tụng hoặc ngược lại. Điều đơn giản mà chúng ta cần hiểu, đó là những ngạch công việc khác nhau, với các nghiệp vụ khác nhau và hình thành nên theo yêu cầu của công việc và nhu cầu của thị trường.

LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ TRANH TỤNG VỤ ÁN HÌNH SỰ.


Luật sư tranh tụng hình sự có vai trò rất quan trọng đối với các bị can, bị cáo, bị hại…trong các vụ án hình sự. Bởi luật sư tham gia trong vụ án hình sự sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tuân thủ luật pháp của cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng, cùng với cơ quan tố tụng tìm ra những sự thật khách quan, công bằng.

Luật sư tranh tụng hình sự có thể tham gia ở các giai đoạn, với các tư cách khác nhau trong vụ án hình sự như: Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị can, bị cáo, Tham gia bảo vệ cho người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. cụ thể:

Bởi cha mẹ không hề có quyền đánh con như mọi người vẫn nghĩ. Các bậc cha mẹ thường quan niệm, con mình đẻ ra nên mình có quyền được đánh con. Việc đánh con chỉ là một cách để thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chỉ là đang dạy dỗ con cái.
Tuy nhiên, bởi đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nên tùy vào mức độ, tính chất của việc đánh con, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Trong đó, theo khoản 2 Điều 117, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ là:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể quy đinh tại điểm h khoản 2 hoặc điểm c khoản 3 Điều 151 BLHS là tổng tỷ lệ thương tích, tổn thương do hành vi phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi (dùng vũ lực, lấy bộ phận cơ thể, hành vi khác…) gây ra một cách cố ý hoặc vô ý.
Trường hợp đã áp dụng tình tiết định khung nêu trên thì người phạm tội không còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 BLHS 2015 vì một hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một lần. BLHS 2015 không quy định cụ thể về trường hợp này nhưng có thể tham khảo tương tự khoản 3 Điều 51 và khoản 2 Điều 52 BLHS 2015, Điều 14 Bộ Luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13.
- Áp dụng tình tiết định khung "làm nạn nhân chết " quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 151 khi người thực hiện hành vi dùng vũ lực chỉ nhằm mục đích mua bán người dưới 16 tuổi mà không nhằm mục đích giết người và không phải lấy các bộ phận cơ thể quyết định sự sống của nạn nhân, nhưng trong khi thực hiện hành vi đã vô ý gây hậu quả chết người.Ví dụ, lấy bộ phận cơ thể không phải bộ phận cơ thể quyết đinh sự sống của nạn nhân nhưng khi chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể làm nạn nhân chết do bị nhiễm trùng hoặc thể trạng yếu. (Tham khảo Điều 6 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP ).
Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản là:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên;
- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:
·         Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà khung hình phạt cao nhất do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 - 15 năm tù;
·         Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà khung hình phạt cao nhất do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 - 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, mọi hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản đều có thể áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chỉ phải chịu hình phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản trên 200 triệu; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh hoặc lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để trộm cắp tài sản.
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 100
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Tham gia tố tụng: Hướng dẫn khách hàng trình bày khi làm việc với cơ quan điều tra trong quá trình tố tụng, tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

Đối với bị cáo

  • Hướng dẫn cách khai, cách trình bày với cơ quan điều tra, khiếu nại và có kiến nghị nếu phía điều tra có hành vi bức cung.
  • Hướng dẫn bị cáo khai đúng sự thật, sử dụng từ ngữ sao cho không làm tăng thêm trách nhiệm, tư vấn viết bảng tường trình chứng minh hành động của mình phạm tội là do vô ý hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
  • Tham gia bào chữa tại phiên tòa bảo vệ quyền lợi cho bị cáo.

Điều 141. Tội hiếp dâm theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. luat su, luật sư, luat su bao chua, luat su hinh su

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức; luật sư bào chữa, luật sư hình sự

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

Lương Văn H phạm tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

NGUYỄN THỊ YẾN HOA* - Sau khi nghiên cứu bài viết “Lương Văn H có phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không” của tác giả Đỗ Ngọc Bình và Nguyễn Bá Nhất đăng ngày 07/11/2023, tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất.