Tư Vấn Pháp Luật

Luật sư Hợp Đồng Giao Dịch Dân Sự

  • Tư vấn:

Tư vấn về các quy định của pháp luật cụ thể về hợp đồng dân sự: Hợp đồng vay tiền, Hợp đồng mượn tài sản; Hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ; Hợp đồng hợp tác; Hợp đồng dân sự về đặt cọc, thuê, mua bán, chuyển nhựợng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp tài sản…;

- Tư vấn thủ tục cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp;

- Tư vấn về điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.

- Đại diện tham gia đàm phán Hợp đồng dân sự;

Đối với mức lãi suất chậm trả trong quan hệ thương mại áp dụng theo Điều 306 Bộ luật thương mại sẽ bằng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Căn cứ để xác định khái niệm "trung bình trên thị trường" được Tòa án, Trọng tài xác minh và áp dụng cho từng vụ án cụ thể.
 
Đối với quan hệ khác, Bộ luật dân sự 2015 đã có sự thay đổi với quy định tại khoản 2 Điều 357 rằng: “Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”. Trong khi đó khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 khẳng định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”, tức bằng 10%/năm của khoản tiền vay. Về phía mình, Luật Thương mại theo hướng khác tại Điều 306 đã nêu trên là mức lãi bằng “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán”.
 

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005:
Khoản 1 Điều 265:
“Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp”.
Khoản 2 Điều 266: “Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình”.
Điều 267 quy định:
"Điều 267. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
 
Luật sư tư vấn trúng vé số là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng?
Bởi việc đứng tên hộ trên Sổ đỏ hoàn toàn là kẽ hở để nhiều người “lách luật”. Do đó, tuyệt đối không nên thực hiện việc nhờ người khác đứng tên Sổ đỏ.
Trong trường hợp đã thực hiện thì bắt buộc hai bên phải tự thỏa thuận được. Khi đó, hai bên thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là sang tên Sổ đỏ) để tài sản trở về thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ thực sự.
Nếu không thể thỏa thuận được, để có thể đòi lại tài sản, chủ sở hữu có thể khởi kiện đòi tài sản. Tuy nhiên, bắt buộc phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh Sổ đỏ thuộc quyền sở hữu của mình: Văn bản thỏa thuận, giấy cam kết…về việc nhờ đứng tên và phải có người làm chứng.
Dù vậy, để đòi được tài sản sẽ mất khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người nhờ người khác đứng tên có thể bị mất trắng tài sản của mình.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Trong khoản 4, điều 85, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có quy định "đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng".
Như vậy việc "tham gia tố tụng" trong việc ly hôn không thể ủy quyền cho người khác được, nên bạn muốn giải quyết ly hôn buộc phải đến Tòa án để giải quyết ly hôn

 

 
 

Chào bạn,

Vấn đề bạn hỏi chúng tôi chuyên trả lời như sau:

 

Thứ nhất, về điều kiện chuyển nhượng cổ phần của cổ đông.

 

“d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.” ( Điểm d, khoản 1 Điều 110 LDN 2014).

 

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 3 Điều 119 LDN 2014:

 

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Như vậy, chỉ trong trường hợp công ty gặp khó khăn đột đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động,…, thì công ty mới có quyền chuyển công tác mà không cần sự đồng ý của người lao động. Song thời hạn này không được quá 60 ngày trong 1 năm, trừ trường hợp được người lao động đồng ý thì thời hạn này có thể được kéo dài.

Theo đó, trong nhưng trường hợp khác nếu không có sự đồng ý của người lao động thì công ty sẽ không được tự ý điều chuyển công tác người lao động.

Bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Khi xã hội vẫn còn thờ ơ, vô tâm!

Nguyễn Vy
Thứ sáu, 06/09/2024 - 08:50
 
00:00/04:05
 
 
 

(Dân trí) - Trước sự việc bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng, chuyên gia về trẻ em cho hay có nhiều vấn đề còn tồn đọng, trong đó, một phần nguyên nhân là do cộng đồng chưa thật sự lưu tâm một cách thường xuyên.

Xót xa vô tận!

"Tôi cảm thấy rất sốc khi xem đoạn clip trẻ em bị bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng", ông Trần Công Bình, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục TPHCM, người làm việc hàng chục năm trong lĩnh vực về trẻ em, vẫn chưa thôi bàng hoàng trước sự việc này.

Ông Bình cho biết trước đây đã có một số vụ việc sai phạm xảy ra tại các cơ sở bảo trợ trẻ em nhưng chuyện bạo hành như vậy là rất hy hữu. Sự việc ở Mái ấm Hoa Hồng thể hiện tính chất đặc biệt nghiêm trọng, bởi không chỉ một trẻ mà nhiều trẻ tại đây bị đối xử vô cùng khủng khiếp trong thời gian dài.

Đối với vấn đề xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của bạn chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

  • Hiến pháp năm 2013;
  • Bộ Luật Dân sự 2015;
  • Bộ Luật Hình sự 2015.

Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 21 như sau: