Tư Vấn Pháp Luật

Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác định tài sản thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng. Và tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn hay không sẽ phụ thuộc vào bản chất đó và thỏa thuận của vợ chồng.
Tài sản thừa kế có phải chia khi ly hôn không?
Sau khi đã xác định được tài sản thừa kế là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng thì áp dụng nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn theo quy định như sau:
Đối với tài sản thừa kế là tài sản riêng của vợ chồng, tài sản thừa kế sẽ không phải chia khi ly hôn mà thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng ( theo khoản 4 Điều 9 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014).
Trong trường hợp tài sản thừa kế được xác định là tài sản chung thì về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có quyền thỏa thuận với nhau về phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được chia tài sản chung thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản sau khi ly hôn. Khi đó, Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý chia tài sản chung của vợ chồng như sau:
• Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng luật chia tài sản theo quy định. Nguyên tắc cơ bản là chia đôi cho mỗi bên vợ chồng, trong đó có tính đến các yếu tố như công sức đóng góp của mỗi bên vợ chồng vào khối tài sản chung, yếu tố lỗi dẫn đến việc vợ chồng phải ly hôn,…
Người lập di chúc là người sở hữu tài sản và mong muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau qua đời.
Cụ thể, quyền của người lập di được quy định tại Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 gồm:
- Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Từ những quy định trên đây, thì việc chỉ định và phân chia di sản thừa kế hoàn toàn dựa vào ý chí của người lập di chúc (người sở hữu tài sản). Pháp luật quy định rõ người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Do đó, nếu di chúc hợp pháp, di sản phải được ưu tiên phân chia theo di chúc.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số trường hợp những người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 644 Bộ luật dân sự 2015).
- Con chưa thành niên;
- Cha, mẹ;
- Vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Theo đó, khi người lập di chúc không cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Trừ trường hợp những đối tượng này đã từ chối nhận di sản hoặc là người không có quyền hưởng di sản thì không được áp dụng quy định này.
Theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi 2013, khi có cùng một chỗ ở hợp pháp, một người sẽ được tách khẩu nếu:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách khẩu;
- Đã được nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của người khác mà không có quan hệ gia đình và được chủ hộ đồng ý cho tách khẩu bằng văn bản.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, không phải trường hợp nào cũng được tách khẩu. Khi có nhu cầu thì chỉ được tách khẩu trong trường hợp ở chung một chỗ hợp pháp, có quan hệ gia đình, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Với trường hợp không có quan hệ gia đình mà trước đó được nhập “nhờ” vào sổ hộ khẩu của người khác thì khi tách khẩu phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ hộ.
Lúc này, để tách khẩu, người đi làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; văn bản đồng ý tách khẩu (nếu thuộc trường hợp phải có sự đồng ý).
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu trên, việc tách sổ hộ khẩu sẽ được cơ quan có thẩm quyền trả kết quả giải quyết. Nếu không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi Nghị định số 01/2017/NĐ – CP có hiệu lực thì thủ tục hợp thức hóa nhà đất bằng giấy tờ viết tay đã được nới lỏng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiến hành thủ tục hợp thức hóa nhà đất bằng giấy tờ viết tay được bởi vẫn còn những vướng mắc về khung thời gian, quy trình và hồ sơ phải nộp,…Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin về Tư vấn thủ tục hợp thức hóa nhà đất bằng giấy tờ viết tay một cách đầy đủ chính xác nhất.
Pháp luật có quy định về việc khách hàng được quyền thừa kế lại số tiền mình đã gửi tại ngân hàng cho những người khác. Theo đó, khi có di chúc thì số tiền gửi tại ngân hàng sẽ được phân chia theo đúng những nội dung đã được ghi nhận tại di chúc của người gửi tiền. Còn trong trường hợp, người gửi tiền không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm của người này sẽ được phân chia cho các hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Nhưng để nhận được số tiền này, những người được thừa kế sẽ cần chuẩn bị thủ tục rút tiền tiết kiệm theo thừa kế bao gồm các giấy tờ như sau:
- Sổ tiết kiệm tại ngân hàng
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực
- Giấy ủy quyền của các đồng thừa kế nếu là người đại diện cho các đồng thừa kế lãnh thay.
- Giấy chứng tử của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm (bản chính hoặc bản sao do người cấp Giấy chứng tử cấp) hoặc quyết định của Tòa Án về việc tuyên bố một người đã chết (bản chính hoặc bản sao do Tòa Án đã ra quyết định cấp).
- Một trong những văn bản sau: Trường hợp thừa kế theo di chúc: bản di chúc hợp pháp (bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực). Trường hợp thừa kế theo pháp luật: bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về thừa kế (bản chính hoặc bản sao trích lục) hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản của những người thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản được công chứng, chứng thực theo quy định.
- Các văn bản khác theo quy định của pháp luật
- Giấy rút tiền tại ngân hàng (Theo mẫu do ngân hàng cung cấp)
 
• Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014;
• Tên doanh nghiệp đều được gắn tại chi nhánh và văn phòng đại diện;
• Không có tư cách pháp nhân;
• Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó;
• Hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp;
• Các nguyên tắc đặt tên là giống nhau theo quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014;
• Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong lẫn ngoài nước theo quy định tại Điều 46 Luật doanh nghiệp 2014.
Điều 135 Luật đất đai năm 2003 đã quy định rất rõ ràng về hòa giải tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:
• Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
• Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.
• Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.
• Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Luật sư Hợp Đồng Giao Dịch Dân Sự

  • Tư vấn:

Tư vấn về các quy định của pháp luật cụ thể về hợp đồng dân sự: Hợp đồng vay tiền, Hợp đồng mượn tài sản; Hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ; Hợp đồng hợp tác; Hợp đồng dân sự về đặt cọc, thuê, mua bán, chuyển nhựợng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp tài sản…;

- Tư vấn thủ tục cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp;

- Tư vấn về điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.

- Đại diện tham gia đàm phán Hợp đồng dân sự;

Đối với mức lãi suất chậm trả trong quan hệ thương mại áp dụng theo Điều 306 Bộ luật thương mại sẽ bằng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Căn cứ để xác định khái niệm "trung bình trên thị trường" được Tòa án, Trọng tài xác minh và áp dụng cho từng vụ án cụ thể.
 
Đối với quan hệ khác, Bộ luật dân sự 2015 đã có sự thay đổi với quy định tại khoản 2 Điều 357 rằng: “Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”. Trong khi đó khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 khẳng định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”, tức bằng 10%/năm của khoản tiền vay. Về phía mình, Luật Thương mại theo hướng khác tại Điều 306 đã nêu trên là mức lãi bằng “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán”.
 

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005:
Khoản 1 Điều 265:
“Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp”.
Khoản 2 Điều 266: “Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.
Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình”.
Điều 267 quy định:
"Điều 267. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.