Tư Vấn Pháp Luật

Từ 0 đến 36 tháng tuổi
– Từ 36 tháng tuổi đến 07 tuổi
– Từ 07 tuổi trở lên
+ Đối với người con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng; trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục. 
Thực tế cho thấy ở độ tuổi dưới 36 tháng, người con được giao cho người mẹ nuôi là điều hoàn toàn hợp lý. Xét về mặt sinh lý thì ở độ tuổi này, người con cần người mẹ hơn là cần người bố. 
+ Trường hợp người con đủ từ 36 tháng tuổi đến 07 tuổi. 
Trường hợp này không được quy định theo pháp luật hiện nay, nhưng thực chất ở độ tuổi này người bố và người mẹ có thể thỏa thuận về vấn đề này. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao người con cho một bên nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
+ Người con trên 07 tuổi.
Đây là độ tuổi mà vấn đề giành quyền nuôi con không phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện của cả người bố và người mẹ như hai trường hợp trên nữa mà lúc này sẽ thuận theo ý nguyện của người con.
Căn cứ Điều 98, 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất gồm:
TT Tên
Nhóm 1: Giấy chứng nhận
1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2 Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
3 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Lợi ích khi có Giấy chứng nhận:
- Thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Trường hợp thứ hai, là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. Đây chính là các tranh chấp liên quan đến các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất.
Các giao dịch dân sự liên quan quyền sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê lại quyền sử dụng đất, 
t hế chấp quyền sử dụng đấ t, bảo lãnh quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Mặc dù đây là các tranh chấp về hợp đồng dân sự nhưng đều có liên quan đến vấn đề chủ đạo là đất đai. Tuy nhiên về bản chất đây vẫn là tranh chấp về hợp đồng dân sự.
Trường hợp thứ ba, là trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Các tranh chấp về đất đai trong lĩnh vực thừa kế thường xảy ra khi có sự kiện phân chia thừa kế theo quy định của luật hoặc theo yêu cầu được phân chia di sản thừa kế của những người ở hàng thừa kế theo quy định của 
Bộ luật dân sự 2015.
Trường hợp thứ tư, là trường hợp tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
Trường hợp này thường liên quan đến việc tranh chấp những tài sản  được gắn liền với đất như: cây cối, nhà ở, tường rào, các công trình trên đất được giao. Bản chất của trường hợp tranh chấp này là xác định ai có quyền sử dụng đát và những tài nguyên khác gắn liền với mảnh đất đó

1. Kiểm tra quy hoạch

Thực tế nhiều căn nhà rao bán gấp có thể do đang vướng quy hoạch. Người môi giới thường là người sẽ giúp chủ nhà điều tra các thông tin này, vì họ thường là người nắm rõ vấn đề này. Do đó, chủ nhà cần tham khảo về nhà đất đó tại Phòng Quản lý Đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại UBND Quận, Huyện nơi bất động giao dịch. Việc kiểm tra cần phải được thực hiện với thông tin chính xác trước khi đặt cọc.

Bước 1: Hỏi người môi giới/người bán để đọc và kiểm tra hồ sơ pháp lý cơ bản về dự án này từ chủ đầu tư gồm: Giấy chứng nhận đầu tư dự án này của chủ đầu tư; Quyết định giao đất; Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt,… ;
Tìm hiểu bước này sẽ đánh giá và biết được ai là chủ đầu tư dự án thật sự và ai có quyền bán và ký hợp đồng mua bán đất nền với khách mua. Nhiều trường hợp mặc dù không phải là chủ đầu tư nhưng một số công ty môi giới vẫn giới thiệu mập mờ thông tin để chính họ đứng ra ký hợp đồng cọc, giữ chỗ, thỏa thuận (có điều khoản phạt cọc, đặt bẫy người mua) nhằm chiếm dụng vốn trái phép của khách hàng. Trong khi những công ty này không cung cấp được văn bản ủy quyền hoặc thỏa thuận với chủ đầu tư cho phép thực hiện việc này. 
Bước 2: Hỏi, đọc và kiểm tra Quyết định phê duyệt quy hoạch bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án đó. Quyết định này sẽ cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung và quy hoạch phân khu về sự bố trí chi tiết tất cả các công trình trên đất, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí từng ranh giới lô đấtTheo đó, người mua đất có thể biết được lô đất mình mua sẽ nằm ở khu nào, vị trí nào trong dự án này.
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Điều 44 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 quy định:
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Theo đó, dù trên thực tế con sinh ra là con riêng của bạn với người ở Việt Nam thì về mặt pháp lý, đứa bé vẫn được coi là con chung của bạn với người chồng bên Hàn Quốc vì bạn chưa làm xong thủ tục ly hôn, tức người chồng nước ngoài vẫn có quyền đứng tên người cha trong giấy khai sinh cho đứa trẻ.
Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 43 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc là con của người đó.” Theo đó, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án xác nhận chồng bạn không phải là cha của con bạn trước khi tiến hành làm thủ tục khai sinh cho con. Sau khi có bản án của Tòa xác định người chồng bên nước ngoài không phải là cha của con bạn thì trong Giấy khai sinh của con bạn sẽ không có tên chồng bạn. Bạn có thể khai sinh cho bé theo họ của mình. Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014.
Luật Sư Tư Vấn Chuyển Nhượng Cổ Phần

Nội dung tư vấn về trình tự và thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông:

1. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần

     Căn cứ theo Điểm d, Khoản 1, Điều 110 Luật Doanh nghiệp – 2014, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 119 và khoản 1, Điều 126 – Luật Doanh nghiệp 2014.

     Trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần bao gồm:

  • Đối với trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì:
    • Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Trả lời: (câu trả lời mang tính chất tham khảo)
Chào bạn, Văn Phòng Luật Sư Gia Đình xin được tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, trường hợp của bạn có được ly hôn hay không?
– Theo khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì được tòa án giải quyết cho ly hôn.
Như vậy, Trong trường hợp của bạn, chồng bạn không có mặt nên bạn có thể tiến hành ly hôn theo yêu cầu của một bên và chồng bạn phải được Tòa án tuyên bố mất tích. Và theo quy định tại Điều 78 Bộ luật dân sự năm 2005, khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, toà án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Điều 8. Vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài
1- Vi phạm một trong các trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Có con kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo trung thực bằng văn bản với chi bộ, thường trực cấp uỷ quản lý mình về lai lịch, thái độ chính trị của người con dâu (hoặc con rể) và cha, mẹ ruột của họ.
b) Có con kết hôn với người nước ngoài vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản l Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Có con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Có vợ hoặc chồng là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với tổ chức.
c) Có hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm mục đích vụ lợi.
d) Kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo cấp uỷ trực tiếp quản lý và cấp uỷ nơi mình sinh hoạt.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, đã bị xử lý mà còn tái phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.